Cách phòng tránh bệnh thường gặp ở trẻ em

Thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa có nhiều thay đổi đột ngột, đang nắng nóng bỗng chuyển sang mưa nhiều, ẩm ướt. Sự thay đổi này là nguyên nhân của nhiều bệnh thường gặp ở trẻ em.

  1. Cảm cúm

Là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, cảm cúm khiến trẻ mệt mỏi, đau họng, sốt, ho. Để giúp trẻ phòng tránh bệnh này, cha mẹ cần:

  • Giữ ấm cho trẻ
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt khi đi tàu xe cần chọn vị trí thông thoáng, cho trẻ mang khẩu trang
  • Hạn chế ăn đồ ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như kem, đá
  • Cho bé uống nước đầy đủ, tăng cường vitamin C

 Trẻ thường bị cảm cúm khi thời tiết thay đổi

  1. Sốt xuất huyết

Các bệnh thường gặp ở trẻ em thường có nguyên nhân từ muỗi, sốt xuất huyết là một trong số đó. Bện thường phổ biến vào thời điểm cuối hè khi không khí ẩm thấp, muỗi sinh sôi phát triển nhiều.

Khi bé bọ mắc bệnh này, bé thường sốt cao liên tục từ 39-40 độ trong vòng 2 đến 4 ngày, có thể xuất hiện thêm những dấu hiệu xuất huyết dưới da ở miệng. Nếu bố mẹ nghi ngờ bé mắc sốt xuất huyết, tuyệt đối không dùng Aspirin cho bé để hạ sốt bới thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu.

Cách phòng tránh tốt nhất là ngăn chặn môi trường sinh sản và phát triển của muỗi. Cha mẹ cần giữ vệ sinh khuôn viên nhà, đậy kín bể nước, loại bỏ những vật chứa nước đọng. Cha mẹ không để bé chơi ở nơi ẩm thấp, rậm rạp để tránh muỗi đốt. Khi ngủ, cha mẹ thả màn cho bé dù giấc ngủ đêm hay ngủ ngày.

2 Tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, bé thường có các triệu chứng như nôn, sau 1-2 ngày thì đi ngoài nhiều lần. Bé có thể ho, sốt nên nhiều cha mẹ dễ nhầm lẫn con bị viêm mũi họng, đường hô hấp. Bệnh tiêu chảy nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mất nước, muối quá nhiều, nguy cơ tử vong cao. Cha mẹ cần cho bé uống bổ sung dung dịch oresol, nếu bé không đỡ nên đưa bé đến bệnh viện để truyền dịch.

Để phòng tránh bênh tiêu chảy, cha mẹ cần giữ vệ sinh ăn uống hằng ngày cho bé, thức ăn nấu xong ăn ngay. Nếu sử dụng thức ăn từ tủ lạnh, không để quá lâu và cần đun lại trước khi sử dụng.

Trẻ mất nước nhiều khi bị tiêu chảy, cần bù nước bằng dung dịch oresol

3 Quai bị

Khi mắc bệnh, trẻ gặp triệu chứng như ho, hơi sốt, cơ thể mệt mỏi. Sau đó, trẻ có thể bị đau một bên mang tai, dần chuyển sang cả hai bên tai. Nếu trẻ được chăm sóc cẩn thận, sau 5-7 ngày trẻ sẽ khỏi bệnh.

Biến chứng thường gặp ở bệnh này là hiện tượng viêm tinh hoàn ở bé trai, xuất hiện sau khoảng 7 đến 10 ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, ống dẫn tinh của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra vô sinh ở nam giới. Ngoài ra, bệnh nhân quai bị có thể gặp biến chứng viêm màng não với biểu hiện ói mữa, co giật, nhúc đầu, sốt cao… Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào gia đình cần đưa bênh nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám.

Bệnh do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau… Có thể đắp ấm vùng tuyến mang tai nhằm giảm những cơn đau cho bé; chăm sóc răng miệng cho bé sạch sẽ; cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Để phòng tránh bệnh này, cha mẹ cần chú ý:

  • Giữ ấm cho bé khi trời trở lạnh
  • Khi ra ngoài, trang bị cho bé khẩu trang y tế
  • Chuẩn bị trang phục phù hợp với nhiệt độ môi trường, không để bé quá nóng hoặc quá lạnh, hạn chế ra ngoài vào lúc sáng sớm hoặc đêm khuya
  • Vệ sinh mũi họng cho bé hằng ngày bằng nước muối sinh lý

 

Rate this post

Khánh Khèo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Mẹo trị ho không cần thuốc dành cho bà bầu

T6 Th8 3 , 2018
Không sử dụng thuốc trong quá trình cho con bú là một trong những mong muốn của các bà mẹ nuôi con nhỏ. Dưới đây là một số kinh nghiệm trị ho không cần thuốc dành cho các mẹ tham khảo. Trong số các biểu hiện bệnh thường gặp, ho […]

You May Like