Dạ dày là gì? Cấu tạo của dạ dày như thế nào?

Dạ dày là cơ quan quan trọng của đường tiêu hóa, là nơi diễn ra quá trình tiêu hóa, vận chuyển các chất và hấp thụ các chất trong cơ thể. Vậy dạ dày là gì? cấu tạo của dạ dày ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Dạ dày là gì? 

Mặc dù là một phần của cơ thể thế nhưng không phải ai cũng biết dạ dày là gì? Dạ dày là một phần quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, là bộ phận nằm giữa thực quản và tá tràng, phần đầu của ruột non. Đây được xem là bộ phận tiêu hóa lớn nhất có chức năng chứa và tiêu hóa thực phẩm.

Dạ dày là một tạng trong phúc mạc, nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng, ở vùng thượng vị và ô dưới hoành trái. Phía trên của dạ dày nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối với phần đầu của ruột non qua lỗ môn vị. Dung tích trung bình của dạ dày khoảng 4,4 – 5 lít nước. Tuy nhiên con số này phụ thuộc vào tuổi tác và thể chất của từng người.

Hình dạng và vị trí của dạ dày thay đổi theo sự biến đổi của thể vị và dung lượng thức ăn. Theo hình chụp Xquang, dạ dày thường có hình dạng như sừng bò hoặc móc câu, nhìn tổng thể thì giống chữ J. Trong đó, dạ dày của người già, người béo thấp, trẻ em thường có hình dáng sừng bò, người cao gầy có dạ dày hình móc cao. Và người có cơ thể cường tráng thì hình chữ J.

Da-day-la-gi
Dạ dày là gì?

Xem thêm: Buồn nôn khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?

Không chỉ phụ thuộc vào thể chất hình dạng dạ dày còn thay đổi theo tư thế, thời điểm khảo sát, tình trạng có chứa đựng thức ăn hay không.

Cấu tạo của Dạ dày

Dạ dày liên kết phức tạp với các bộ phận khác trong khoang bụng được cấu tạo bởi lớp cơ chắc chắn và liên kết chặt chẽ nên có khả năng co bóp mạnh và chứa khoảng 4,6- 5,5 lít nước gồm 5 lớp từ ngoài vào trong như các phần khác của ống tiêu hóa: Thanh mạc tức là lớp phúc mạc tạng bao bọc dạ dày.

  • Tấm dưới thanh mạc.
  • Lớp cơ có ba lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo
  • Tấm dưới niêm mạc.
  • Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày. Các tuyến dạ dày gồm nhiều loại, tiết ra các chất khác nhau vừa có vai trò bảo vệ dạ dày như chất nhầy, vừa có vai trò tiêu hóa như HCl như men Pepsinogene… vừa có vai trò nội tiết hay trung gian hóa học như gastrin, histamin…hay yếu tố nội giúp hấp thụ sinh tố B12.

Cấu tạo dạ dày của người gồm các phần:

  • Tâm vị: Chiếm diện tích khoảng 4-6 cm², có lỗ tâm vị thông với thực quản và bộ phận này không có cơ thắt hay van mà chỉ có mô nếp niêm mạc chia phần thực quản và dạ dày làm 2.
  • Đáy vị: Nằm ở phía trên mặt phẳng đi qua lỗ tâm vị, chủ yếu là chứa khí.
  • Thân vị: Vùng chiếm nhiều diện tích nhất của dạ dày đảm nhiệm co bóp tiêu hóa thức ăn, dưới phần đáy vị và tại vùng thân vị có chứa rất nhiều tuyến bài tiết acid dịch vị acid clohydric và pepsingene.
  • Môn vị: Gồm hang môn vị hình phễu tiết ra chất gastrine, ống môn vị có cơ khá phát triển. Vị trí môn vị nằm tại ngay bên phải đốt sống thắt lưng 1, có lỗ môn vị thông với tá tràng.
  • Thành  trước dạ dày: Nằm ở vùng trên liên quan thùy gan trái, cơ hoành, qua trung gian cơ hoành liên quan phổi, màng phổi trái, màng ngoài tim và thành ngực, phần dưới liên quan tới thành bụng trước.
  • Thành sau: phần này liên quan tới cơ hoành và liên quan tới các cơ quan khác như thận, tụy, lách, tuyến thượng thận. Phần dưới của thành sau liên quan mạc treo kết tràng ngang, nối phần trung gian mạc treo kết tràng ngành với phần lên tá tràng.
  • Bờ cong vị bé: Bộ phận này có mạc nối nhỏ nối dạ dày, tá tràng và gan, giữa hai lá của mạc nối nhỏ có vòng mạch bờ cong vị bé.
  • Bờ cong vị lớn: là đoạn tiếp theo có mạc nối dạ dày với lách và có chứa các động mạch vị ngắn. Ở phần đoạn cuối cùng có mạc nối lớn bám, giữa hai lá của mạc nối lớn chứa bờ cong vị lớn.
Da-day-o-ben-trai-hay-ben-phai
Dạ dày ở bên trái hay bên phải

Xem thêm: Dạ dày Kowa có tác dụng gì?

Ðộng mạch: Vòng mạch bờ cong vị lớn, vòng mạch bờ cong vị bé. Ngoài ra còn có động mạch vị ngắn, động mạch đáy vị sau, động mạch cho tâm vị và thực quản, động mạch thân tạng, động mạch vị trái, động mạch lách, động mạch gan chung

Bạch huyết của dạ dày: Các nốt bạch huyết dạ dày nằm dọc theo bờ cong vị bé, Các nốt bạch huyết vị – mạc nối nằm dọc vòng mạch bờ cong vị lớn. Các nốt bạch huyết tuỵ lách nằm ở mạc nối vị lách.

Dạ dày nằm bên nào?

Dạ dày nằm đâu để có thể thuận tiện cho việc thực hiện chức năng chứa đựng và co bóp thức ăn?

  • Theo cấu trúc cơ thể người dạ dày nằm bên trái phía trên của khoang bụng, dưới gan và gần lá lách.
  • Trong cấu trúc của hệ tiêu hóa dạ dày nằm giữa thực quản và tá tràng.

Theo các chuyên gia, rất khó xác định cụ thể dạ dày nằm ở bên nào vì nó kéo dài từ cuối thực quản đến tá tràng. Nhiều người vì không biết dạ dày nằm vị trí nào nên đã nhầm lẫn đau dạ dày với một số bệnh lý khác.

Dạ dày nằm ở đâu phụ thuộc vào mức độ phình của dạ dày, theo đó, vị trí của bờ cong nhỏ hay cuống dạ dày thường linh động. Cụ thể, bờ cong nhỏ dịch chuyển nhẹ bên phải ổ bụng, tại trung tâm thượng vị. Bờ cong lớn dài hơn và nằm ở bên trái ổ bụng.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc dạ dày là gì, cấu tạo của cơ quan này. Có thể thấy, dạ dày là cơ quan quan trọng trong cơ thể con người, do đó chúng ta cần phải sinh hoạt và ăn uống khoa học.

Rate this post

Huệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Đau dạ dày uống gì để nhanh khỏi bệnh

T2 Th5 9 , 2022
Đau dạ dày uống gì và ăn gì là một trong những thắc mắc được hầu hết tất cả các người bệnh đều quan tâm. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng hằng ngày cũng rất quan trọng. Bạn […]

You May Like