Đói bụng buồn nôn khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?

Đói bụng buồn nôn khi mang thai là những dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ có thai. Mẹ cần biết trước để có những phương pháp giảm thiểu những dấu hiệu này để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tóm tắt nội dung

Đói bụng buồn nôn khi mang thai là gì?

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là tình trạng hay gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, bao gồm nhiều triệu chứng như : buồn nôn, nôn, mất ngủ,… Đây là triệu chứng liên quan đến buồn nôn hoặc nôn của thai kỳ và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày.

Thời điểm xảy ra triệu chứng buồn nôn và nôn ở các thai phụ là khác nhau. Tuy nhiên theo thống kê, trong giai đoạn mang thai thì khoảng 70% chị em, có triệu chứng buồn nôn từ tuần thứ 4 cho đến tuần 16. Khoảng 10% trong số này vẫn còn xuất hiện triệu chứng sau tuần thứ 20, thậm chí là đến khi sinh nở. Ở những người có cơ địa nhạy cảm thường biểu hiện nôn ói từ sớm và diễn ra rất nghiêm trọng, khó kiểm soát.

Nguyên nhân gây ốm nghén

Nguyên nhân gây ốm nghén
Nguyên nhân gây ốm nghén

>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm: Đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai?

Trong quá trình mang thai, đa số các thai phụ đều phải trải qua tình trạng thai nghén ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được làm rõ. Một số giả thuyết được đề xuất, là do sự thay đổi nội tiết tố của tuyến sinh dục ở người mẹ. Khi mang thai, cơ thể sẽ sản xuất một lượng lớn hormone progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, khiến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản gây ra cảm giác buồn nôn.

Ngoài ra hormone này còn làm chậm khả năng tiêu hóa, gây ra chứng khó tiêu. Sau khoảng 48 – 72 giờ, lượng hormone có thể tăng gấp đôi và tiếp tục tăng lên trong suốt thai kỳ.

Triệu chứng và phân loại ốm nghén

Triệu chứng

Các triệu chứng ốm nghén thường xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đặc biệt là khi có sự kích thích về mùi, vị của các thực phẩm như thịt, cá còn sống,… thai phụ sẽ có cảm giác buồn nôn và bị nôn mửa. Trong những trường hợp, nếu thai phụ nôn ói quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước. Đồng thời, sự nhạy cảm với mùi vị của thức ăn khiến mẹ bầu ăn không ngon và tỏ ra chán ăn.

Không chỉ thế, bà bầu còn luôn bị hoa mắt chóng mặt, nặng hơn là bị sụt cân vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, chúng ta có thể nhận thấy được sự mệt mỏi, thiếu năng lượng và không thể tập trung vào công việc khi bà bầu bị “thai nghén”.

Phân loại

Dựa vào mức độ của các triệu chứng mà có thể chia ốm nghén thành hai loại sau:

– Nghén thông thường:  Có khoảng 80% bà bầu bị thai nghén dạng này. Trong quá trình bị thai hành, bà bầu luôn cảm thấy mệt mỏi do các cơn nôn ói. Nhưng tình trạng nôn ói chỉ xảy ra với mức độ vừa phải, vẫn giữ được thức ăn trong dạ dày. Vì vậy, bà bầu không bị sút cân, đồng thời sau khoảng 12 – 20 tuần hoặc sớm hơn thì biểu hiện nôn ói cũng giảm dần.

– Nghén nặng: Có khoảng 1 – 1,5% bà bầu bị thai nghén nặng. Trong khoảng thời gian này, bà bầu thường xuyên bị nôn ói và xảy ra với mức độ trầm trọng nên thức ăn trong dạ dày bị tống hết ra ngoài. Đồng thời, chán ăn và không ăn được gì đã khiến cho bà bầu bị giảm từ 2 – 10kg. Cơ thể bị suy nhược nên bà bầu rất hay mệt mỏi và chóng mặt. Tình trạng này thường bắt đầu từ 3 tháng đầu của thai kỳ và có thể kéo dài cho đến khi sinh nở.

Mẹo giúp hạn chế buồn nôn khi mang thai

Để hạn chế tình trạng buồn nôn khi mang thai, mẹ bầu cần cải thiện chế độ ăn và chế độ sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể bỏ túi những mẹo dưới đây:

Uống trà gừng giúp giảm cảm giác ốm nghén khi mang thai
Uống trà gừng giúp giảm cảm giác ốm nghén khi mang thai

>> Xem thêm: Buồn nôn khi đói

  • Bổ sung vitamin tổng hợp bằng cách sử dụng các viên uống vitamin tổng hợp hoặc ăn nhiều các loại hoa quả  như chuối, kiwi, dưa hấu, táo…, các loại nước hoa quả như nước chanh, dưa,.. và các loại rau như súp lơ, bina, cà rốt, cần tây,…
  • Không ngồi dậy đột ngột khi vừa ngủ dậy, sau đó uống 1 ít nước ấm. Mẹ bầu cũng có thể sử dụng một ít bánh quy hoặc bánh mì khô  để tránh đói bụng khi di chuyển
  • Uống đủ lượng nước trong ngày, mẹ bầu cần bổ sung từ 2 – 3 lít nước hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Không uống các loại nước chứa cồn, cafein, các chất kích thích và các nước có ga.
  • Hạn chế tiếp xúc với các mùi khó chịu, đặc biệt các mùi như thuốc lá, thức ăn chiên rán, khói bụi độc hại,.., hạn chế tiếp xúc mùi nước hoa.
  • Thay vì ăn ba bữa chính, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn, có các bữa phụ giữa buổi sáng, chiều tối và trước khi đi ngủ, mẹ bầu cần lưu ý không nên ăn quá no.
  • Thực đơn ăn nên hạn chế các đồ ăn quá ngọt và quá mặn
  • Ngoài ra, mẹ bầu nên sử dụng các loại trà gừng, kẹo gừng,… sẽ hạn chế tình trạng nôn khan.
  • Bên cạnh đó mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đúng giờ, không thức quá khuya và ngủ đủ giấc.

Ốm nghén được xem là một trong những biểu hiện rất hiển nhiên đối với mọi phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không phải vì thế mà phụ nữ có thể xem thường tình trạng này. Trên thực tế ốm nghén có khả năng trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nếu không được điều trị đúng cách.

4/5 - (1 bình chọn)

Khánh Khèo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Chỉ tiêu xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng 2021 là bao nhiêu?

T3 Th5 11 , 2021
Năm 2021, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tiến hành tuyển sinh ngành Điều dưỡng trên phạm vi cảm nước. Vậy chỉ tiêu xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng 2021 như thế nào? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp cụ thể […]
Chỉ tiêu xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng 2021 là bao nhiêu?

You May Like