Buồn nôn khi đói là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Buồn nôn khi đói là triệu chứng thường gặp chủ yếu những người trẻ tuổi. Mặc dù thường gặp nhưng buồn nôn khi đói không phải là biểu hiện thông thường mà là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe.

Tóm tắt nội dung

Buồn nôn khi đói là bệnh gì?

Nếu tình trạng buồn nôn khi đói diễn ra thường xuyên, rất có thể bạn đã mắc phải các bệnh lý sau đây:

Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét hành tá tràng là tình trạng mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ niêm mạc tá tràng khiến lớp niêm mạc này bị tổn thương. Nhẹ thì chỉ gây ra các phản ứng trên bề mặt, nặng thì gây ra các vết loét mở ở niêm mạc tá tràng thậm chí có thể gây phá hủy lớp cơ và thủng ổ loét.

Đau dạ dày buồn nôn
Đau dạ dày buồn nôn

>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm: Đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai?

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau, nóng rát vùng thượng vị, đau theo từng cơn, tăng lên khi thay đổi thời tiết
  • Đau, buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua lúc đói, ăn vào đỡ đau hơn
  • Đầy bụng, chướng bụng, ăn chậm tiêu có dấu hiệu thiếu máu do ổ loét bị rỉ máu thường xuyên
  • Nếu xuất huyết tiêu hóa có thể gây ra các triệu chứng như đi ngoài phân đen, nôn ra máu, mất máu nhiều, tụt huyết áp.

Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không kịp thời điều trị có thể gây các biến chứng chết người như xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Viêm trực tràng

Là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp, có thể biến chứng thành ung thư trực tràng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Viêm trực tràng có thể xảy ra ở nhiều đối tượng nhất là những người thường xuyên ăn đồ cay nóng hoặc uống nhiều rượu bia.

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau ở vùng bụng trái, cảm giác đầy ở trực tràng
  • Buồn nôn, nôn khi đói, có cảm giác đau bụng, khi đau muốn đi đại tiện ngay
  • Với trường hợp nặng có tình trạng chảy máu, đau rát trực tràng, táo báp xen lẫn tiêu chảy
  • Đi ngoài nhiều chất nhầy có lẫn máu, có thể kèm theo sốt cao, giảm protein trong máu
  • Một số trường hợp có thể xuất hiện các triệu chứng như mất nước, huyết áp tụt, đau bụng dữ dội, mạch đập nhanh.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Thường xuất hiện do sự đóng mở bất thường của cơ vòng thực quản dưới, hay xuất phát từ một số nguyên nhân như thoát vị dạ dày, thừa cân, có áp lực đè lên dạ dày đặc biệt là khi mang thai. Ngoài ra bệnh còn xuất hiện do một số nguyên nhân như chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, lạm dụng thuốc…

Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không phù hợp cũng dẫn đến bệnh đau dạ dày
Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không phù hợp cũng dẫn đến bệnh đau dạ dày

>> Xem thêm: Tại sao ăn xong lại buồn nôn

Triệu chứng thường gặp:

  • Buồn nôn hoặc nôn liên tục đặc biệt là khi đói hoặc khi cúi gập người hay lúc thực hiện các động tác gắng sức
  • Khó nuốt thức ăn, có cảm giác như có cục u trong cổ họng
  • Đắng miệng, nếm thấy vị chua, khàn giọng, viêm họng
  • Ợ nóng, có cảm giác nóng, đau rát ở trước xương ức
  • Ho hoặc thở khò khè, đặc biệt thường ho về đêm.

Những lưu ý khi bị buồn nôn khi đói

Khi hiện tượng buồn nôn khi đói thường xuyên diễn ra, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, để hạn chế tình trạng này, cần:

  • Ăn đủ bữa, đúng giờ, không nên bỏ bữa ăn nào nhất là bữa sáng. Không ăn khuya, không vừa ăn vừa làm hoặc vừa ăn xong đã nằm ngay. Nên thực hiện ăn chậm nhai kỹ, không vừa ăn vừa nói.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, dành ra 30 phút mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe. Ngủ đủ giấc, tốt nhất là 8 tiếng/ngày, ngủ trước 23h mỗi tối và luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, thư giãn.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, nước ngọt có gas, thức ăn nhiều dầu mỡ, các món ăn chiên xào, đồ quá ngọt.
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh,củ quả, ngũ cốc, cá biển thức ăn loãng, nhạt, được chế biến sẵn.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá chất kích thích để tránh khiến hạch thần kinh giao cảm và tuyến thượng thận tăng tiết adrenalin.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị, không tăng liều lượng hoặc bỏ thuốc khi thấy tình trạng buồn nôn đã cải thiện. Tuân thủ theo chỉ định, dùng thuốc theo toa của bác sĩ để bảo bảo an toàn sức khỏe.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về buồn nôn khi đói, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị. Nhìn chung đây là căn bệnh không quá nguy hiểm, có thể chữa trị dứt điểm, vì vậy ngay khi mắc bệnh hãy đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị tránh xảy ra những biến chứng không mong muốn.

Rate this post

Khánh Khèo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Đói bụng buồn nôn khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?

T2 Th4 26 , 2021
Đói bụng buồn nôn khi mang thai là những dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ có thai. Mẹ cần biết trước để có những phương pháp giảm thiểu những dấu hiệu này để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Tóm tắt nội dung Đói bụng buồn nôn khi […]

You May Like