Tại sao ăn xong lại buồn nôn? Ăn xong có nguy hiểm không?

Buồn nôn chán ăn là tình trạng phổ biến khi cơ thể mỏi mệt. Sức khỏe không được đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày. Vậy tại sao ăn xong lại buồn nôn bài vết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Tóm tắt nội dung

Tại sao ăn xong lại buồn nôn?

Cảm giác buồn nôn khi ăn chỉ là một triệu chứng nhỏ. Song, nếu biểu hiện này xảy ra với cường độ liên tục thì bạn đừng chủ quan bỏ qua. Đây có thể là  hiện tượng thay đổi sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng nguy hiểm. Tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Nhận biết triệu chứng ăn vào buồn nôn

  • Cảm thấy ăn vào là khó chịu và rạo rực ở dạ dày
  • Muốn nôn và có thể nôn rất nhiều
  • Bị mất nước, khát khô ở môi và cổ họng
  • Kèm theo cảm giác đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi

Ăn vào buồn nôn là bệnh gì?

Nếu bạn thường xuyên buồn nôn sau khi ăn hoặc trong người hay thấy nôn nao buồn ói thì rất có thể bạn đang gặp phải những vấn đề sau đây:

Bệnh dạ dày là nguyên nhân gây buồn nôn sau khi ăn
Bệnh dạ dày là nguyên nhân gây buồn nôn sau khi ăn

>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm: Đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai?

  • Các bệnh lý đường tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày, viêm nhiễm đại tràng, rối loạn tiêu hóa.
  • Ngộ độc thức ăn: Trường hợp này thường đi kèm với tình trạng tiêu chảy cấp, đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa rất nhiều.
  • Di chứng của say tàu/xe: Với những ai hay bị say tàu xe thì sau một chặng đường dài, cảm giác mệt mỏi thường lưu lại hội chứng ăn vào là buồn nôn.
  • Vấn đề bất ổn tâm lý: Khi bị căng thẳng quá độ hoặc stress nặng, chức năng hệ tiêu hóa suy giảm cũng sẽ dẫn đến cảm giác buồn nôn sau ăn.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Hiện tượng buồn nôn cũng xuất hiện nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc giảm cân, vitamin, hoặc kháng sinh nhưng không phù hợp với cơ địa.

Tuy nhiên, hiện tượng buồn nôn sau ăn cũng là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như:

  • Chấn thương ở đầu
  • Viêm ruột thừa
  • Viêm túi mật
  • Xuất huyết dạ dày/đại tràng
  • Ung thư dạ dày/đại tràng
  • Xuất hiện khối u não

Bệnh cạnh đó, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ nếu có dấu hiệu ăn vào buồn nôn đi kèm với cảm giác muốn ói khi ngửi mùi lạ thì có khả năng là bạn đang bước vào những giai đoạn đầu cua thai kỳ. Đây là dấu hiệu đáng mừng nhưng cũng cần cẩn trọng hết sức có thể.

Cách trị buồn nôn sau khi ăn đơn giản

Ngoài việc uống thuốc chữa bệnh, có rất nhiều cách giảm nhanh triệu chứng buồn nôn sau khi ăn, chỉ cần áp dụng một trong những cách sau sẽ giúp bạn thoát khỏi chứng buồn nôn sau khi ăn một cách nhanh chóng.

– Tắm nước ấm: Nắm chặt tay lại 3-5 phút sẽ giảm được cảm giác buồn nôn. Sau đó đi tắm nước ấm rồi nằm nghỉ.

– Bấm huyệt: Bấm huyệt cũng là một trong những cách khắc phục chứng buồn nôn sau khi ăn hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng đầu ngón tay ấn mạnh vào phần gân mềm giữa xương ngón trỏ và ngón cái. Day liên tục trong khoảng 5 phút sẽ giúp hết buồn nôn.

– Uống húng quế: Cho 1 nắm lá húng quế khô vào ly, chế vào 200ml nước sôi và để khoảng 5 phút, uống nước này sẽ giảm nhanh cơn buồn nôn.

Cách điều trị buồn nôn sau ăn hiệu quả
Cách điều trị buồn nôn sau ăn hiệu quả

>> Xem thêm: Ăn xong buồn nôn có nguy hiểm không?

– Uống nước ấm: Uống 1 ly nước ấm và kết hợp ăn một quả chuối chín sẽ giúp làm dịu bụng, giảm buồn nôn hiệu quả.

– Uống trà quế: Uống 1 ly trà quế hoặc nhâm nhi 1 nhánh quế nhỏ sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp đường ruột ổn định hơn.

– Uống trà gừng: Uống 1 ly trà gừng ấm sẽ làm giảm nhanh các cơn đau bụng, giúp ổn định tiêu hóa và tan biến các cơn buồn nôn.

– Dùng tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và trấn an được tinh thần cũng như các cơ quan trong cơ thể. Uống 1 ly trà bạc hà hoặc thoa dầu bạc hà lên bụng có công dụng rất tốt.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây buồn nôn và cách làm giảm tình trạng buồn nôn sau ăn hiệu quả. Bạn có thể áp dụng để giúp khắc phục bệnh nhanh nhất. Tốt nhất, nếu xuất hiện triệu chứng này thường xuyên bạn nên thăm khám sớm để tránh bệnh nặng nguy hiểm.

Rate this post

Khánh Khèo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Buồn nôn khi đói là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

T2 Th4 26 , 2021
Buồn nôn khi đói là triệu chứng thường gặp chủ yếu những người trẻ tuổi. Mặc dù thường gặp nhưng buồn nôn khi đói không phải là biểu hiện thông thường mà là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Tóm tắt nội […]

You May Like