Rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai vô cùng lo lắng không hiểu nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Mời các bạn cùng giải đáp qua bài tổng hợp dưới đây.
Tóm tắt nội dung
1. Do rối loạn nội tiết
Nếu trước đó bạn đã sử dụng thuốc tránh thai, thì đến khi kinh nguyệt có thể bị trễ kinh 5 – 7 ngày. Nguyên nhân là do sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, hoặc thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc đặt âm đạo, thụt rửa âm đạo, … dẫn đến nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi, ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
2. Do rối loạn tâm lý
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng bị chậm kinh ở các chị em phụ nữ. Tâm trạng bạn không tốt, làm việc căng thẳng, stress, áp lực từ cuộc sống, gia đình …dẫn đến việc ăn ngủ không đúng giờ, các trạng thái này sẽ làm vùng dưới đồi hypothalamus, khu vực tiết ra kích thích tố điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng, gây nên tình trạng trễ kinh. Do đó, chị em cần phải gạt bỏ ngay tâm lý căng thẳng, hồi hộp, lo lắng này qua một bên và điều chỉnh chế độ sinh hoạt thật hợp lý nhé.
Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai do đâu?
3. Do chế độ ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng
Việc ăn uống không đầy đủ chất cũng sẽ dẫn đến hiện tượng chậm kinh. Lý do là khi lượng chất béo trong cơ thể quá thấp, tức là không đáp ứng được tiêu chuẩn, khiến cơ thể bị thiếu hụt nội tiết tố, nhất là estrogen và progesterone – các nội tiết tố hình thành nên kinh nguyệt nên làm cản trở sự rụng trứng.
Việc ăn uống thừa chất cũng ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Chỉ cần các chị em chủ ý đến chế độ ăn uống của mình thì tình trạng này sẽ được cải thiện.
4. Do chế độ làm việc và lao động quá sức
Bạn làm việc với cường độ quá cao, tiêu hao nhiều năng lượng cũng sẽ ảnh hưởng đến nội tiết trong cơ thể, gây rối loạn kinh nguyệt.
Chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai
➤ Xem thêm: Dấu hiệu trứng đã rụng rồi chị em phụ nữ nên biết
5. Gặp vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp sản xuất các hormone để kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, rụng tóc, tăng giảm cân không rõ nguyên nhân, nóng lạnh bất thường. Rất có thể đây là biểu hiện ảnh hưởng từ suy giáp, cường giáp ,…
6. Tiền mãn kinh
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ hooc môn trong cơ thể sẽ giảm xuống, cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
7. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Có khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang, đây là nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ. Nếu chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai, cũng có thể bạn mắc phải hội chứng này. Việc mất cân bằng nội tiết tố, ngăn ngừa rụng trứng, dẫn đến chậm kinh, trễ kinh hay rong kinh, làm khó thụ thai, vô sinh ở phụ nữ. Cần đặc biệt theo dõi nếu như tình trạng kéo dài, bạn cần liên hệ bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Không có dấu hiệu mang thai nhưng chậm kinh nguyên nhân do đâu?
Nếu bạn không có dấu hiệu mang thai nhưng chậm kinh thì có thể tham khảo các thông tin trên để biết nguyên nhân cụ thể. Bạn cũng cần tìm hiểu kiến thức giữa việc có thai và trễ kinh có biểu hiện giống và khác nhau như thế nào: có xuất hiện tình trạng nôn mửa hay không, đau tức ngực ở mức độ nào, có bị chuột rút, đau bụng dưới hay không … Tốt nhất, nếu đã bị chậm kinh từ trên 5 – 7 ngày mà không rõ nguyên nhân, bạn có thể đến trực tiếp trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh để kiểm tra kịp thời.
Trên đây là những thông tin tham khảo về tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai ở phụ nữ. Các chị em cần lưu ý để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình, chúc các chị em luôn khỏe mạnh.