Giải đáp chi tiết thắc mắc xung quanh bệnh xuất huyết dạ dày

Mỗi ngày chúng ta đều phải duy trì  sự sống bằng việc ăn uống mỗi ngày, cũng vì hoạt động này diễn ra tuần hoàn đều đặn nên dạ dày của chúng ta mỗi ngày đều phải hoạt động, nếu không chú trọng và quan tâm đặc biệt thì rất dễ bị tổn thương. Đặc biệt là bỏ mặc bản thân đến khi bị chảy máu trong dạ dày thì sẽ là thấy được mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Tóm tắt nội dung

Bệnh xuất huyết dạ dày là bệnh gì?

Bệnh xuất huyết dạ dày hay còn được nhiều người gọi bằng tên dễ hiểu và thân quen hơn là chảy máu dạ dày. Đây là hiện tượng máu chả ồ ạt trong dạ dày và không thể cầm máu được, bệnh lý được hình thành do quá trình dạ dày bị tổn thương dạng viêm, loét cấp tính hoặc mãn tính nhưng bệnh nhân không được điều trị đúng cách và đúng thời điểm kèm theo đó là do ý thức của người bệnh không quan tâm đến sức khỏe của bản thân, thường xuyên sử dụng những chất kích thích có hại của cơ thể.

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?

Với tình trạng của người bệnh là bị chảy máu ở dạ dày và nôn ra máu hầu như là liên tục có thể là máu tươi đỏ hoặc máu đen có kèm theo thức ăn, có nhiều đối tượng tự nhiên bất chợt nôn ra máu mà không hề cảm thấy dấu hiệu bất thường nào báo trước, những vết loét ngày càng ngiêm trọng khiến cho dạ dày bị thủng là điều khó tránh khỏi. Lại có những trường hợp dạ dày bị chảy máu dạ dày nhưng lại không hề xuất hiện dấu hiệu nôn mà kèm theo biểu hiện đó là đi đại tiện ra máu màu đen xì và có mùi rất khó ngửi, hoặc ngược lại là phân bị loãng kèm theo máu.

Đối với những trường hợp nhẹ hơn thì thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, mức độ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể không nhiều nên thường khó nhận biết. Và có những trường hợp chảy máu ít, kéo dài khiến cho cơ thể dần bị thiếu máu, dần bị suy nhược.

Với những triệu chứng và dấu hiệu trên có thể khẳng định bệnh xuất huyết dạ dày nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời chắc chắn sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng. Vì đây là bệnh chảy máu trong dạ này nên khi bị chảy máu thì người bệnh không thể cầm máu được, mức độ đe dọa tính mạng người bệnh cao.

Xuất huyết dạ dày có chữa được không?

Với mức độ nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người thì vấn đề nhiều người bệnh hoang mang chính là việc xuất huyết dạ dày có chữa được không? Như đã được biết đây là hậu bệnh lý từ các bệnh như loét dạ dày tá trạng, viêm dạ dày cấp và mãn tính, ung thư dạ dày…  người bệnh có thể phòng bệnh bằng cách điều trị dứt điềm tiền nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất vừa tiết kiệm thời gian vừa giảm mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, đây là tình trạng có thể phòng tránh và điều trị một cách dứt điểm nếu như bệnh nhân được phát hiện sớm và tuân thủ theo mọi chỉ định điều trị thuốc thang của bác sĩ.

Xuất huyết dạ dày nên ăn gì?

Bên canh việc điều trị bệnh chảy máu dạ dày, để mang lại hiệu quả trong chữa trị thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ thì điều quan trọng nhất chính là ý thức trong việc thuốc thang cũng như ăn uống kiêng khem của người bệnh. Để bệnh nhanh chóng hồi phục, người bệnh cần lựa chọn ra những thực phẩm tốt nhất và nên dùng cho thực đơn mỗi ngày.

Để tốt cho dạ dày đang bị tổn thương thì cần chú ý lựa chọn những loại thực phẩm có tác dụng phục hồi nhanh và bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày, những thực phẩm có thể chống được sự tiết dịch acid dạ dày.

Thức phẩm giảm sự tiết dịch vị acid: mật ong, đường, các loại bánh quy.

Thực phẩm giúp trung hòa lượng acid trong dạ dày: sữa tươi, trứng

Thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc: đồ nếp, bột mình, khoai, bột sắn.

Thực phẩm giúp cho dạ dày dễ hoạt động: các loại rau củ tươi và non.

Đồ uống thích hợp nhất cho dạ dày chảy máu là: nước đun sôi để nguội, nước tinh khiết, nước chè pha loãng.

Lưu ý: đối với những đồ ăn cần được nấu chín mềm, nghiền nhỏ, xay nhuyễn để giảm quá trình làm việc cũng như kích thích sự tiết dịch vị trong dạ dày.

Phác đồ điều trị bệnh xuất huyết dạ dày

Cách phổ biến nhất là dựa vào sự phân chia máu chảy trong đường dạ dày, sự xác định này cho thấy được định lượng thuốc và căn nguyên cơ bản cũng như cách điều trị phù hợp cho người bệnh.

Đối với những trường hợp dạ dày bị tổn thương nhẹ, thường là do dùng aspirin vùng những loại thuốc chống viêm mà không có chứa steroid. Ngoài ra còn có thể là do rượu, do stress, do các chất axit kiềm và các áp lực ở tĩnh mạnh gây nên sự tổn thương niêm mạc dạ dày.

Mọi bác sĩ điều trị sẽ dựa vào những nguyên nhân và từng vị trí tổn thương trong niêm mạc dạ dày để có những định lượng và liều lượng thuốc sử dụng riêng cho từng bệnh nhân. Nhưng cần sơ cứu bệnh bằng việc rửa dạ dày bằng nước lạnh để ngăn máu chảy, có thể pha loãng khoảng 8gr muối với nước lạnh cho người bệnh uống từ từ để giúp máu dần đông lại. Đối với y học hiện đại thì đối những bệnh nôn ra máu thì cần cầm máu bằng cách truyền nước muối sẵn vào cơ thể, nên đối với xuất huyết dạ dày cũng hoàn toàn mang lại hiệu quả cầm máu ban đầu.

Lưu ý: mọi loại thuốc sử dụng cần có sự đồng ý của bác sĩ tránh tự ý sử dụng đặc biệt đối với các thuốc chống viêm hoặc thuốc giảm đau, sẽ rất dễ khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.

Rate this post

Khánh Khèo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Những cách dứt điểm bệnh ho khan hiệu quả nhất

T3 Th7 24 , 2018
Ho khan tưởng chừng như một bệnh vặt vãnh mà rất nhiều người chủ quan trong cách chữa trị cũng như phòng chống bệnh tối ưu nhất cho sức khỏe. Bệnh ho khan là bệnh phổ biến và rất hay bắt gặp ở mọi lứa tuổi, đây là bệnh có […]

You May Like