Lá trầu không được xem là một loại thảo dược trong các bài thuốc dân gian để chữa trị một số bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc những chữa đầy bụng bằng lá trầu không đơn giản và hiệu quả.
Tóm tắt nội dung
Công dụng của lá trầu trong điều trị đầy bụng
Theo các nghiên cứu cho thấy trong lá trầu không có chứa rất nhiều tinh dầu. Đây là loại kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đặc biệt là hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số công dụng hữu ích của lá trầu đối với hệ tiêu hóa:
– Chữa táo bón: Trong lá trầu không có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại độ pH bình thường trong dạ dày và làm xoa dịu chứng táo bón.
– Giảm chứng khó tiêu: Thành phần trong lá trầu không giúp chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hoá, đồng thời kích thích hoạt động tuần hoàn trong ruột để hấp thu các khoáng chất và vitamin. Tác dụng kích thích cơ vòng của lá trầu còn giúp chất thải dễ dàng được loại bỏ ra khỏi cơ thể.
– Hạn chế các cơn đau do đầy bụng: Lá trầu không là loại thảo dược có tác dụng kiểm soát chứng trào ngược dạ dày và thực quản, cũng như giữ cho tá tràng tránh khỏi sự tấn công của các chất độc và gốc tự do gây hại. Từ đó giúp cân bằng axít trong dạ dày và làm dịu cảm giác đầy bụng.
Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm: Đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai?
Cách chữa đầy bụng bằng lá trầu không
Lá trầu giúp kích thích hệ tiêu hóa nên đã được nhiều người sử dụng để chữa một số chứng bệnh thông thường trong đó có đầy bụng khó tiêu. Bạn có thể áp dụng theo các cách đơn giản như sau:
Cách 1: Đắp lá trầu không lên bụng trị đầy bụng
Với cách chữa đầy bụng bằng lá trầu không này, bạn chỉ cần lấy một nắm lá trầu không rửa sạch với nước, giã nhuyễn rồi đắp lên vùng bụng trong khoảng 30 phút. Hoặc bạn cũng có thể lấy lá trầu nướng chín rồi chườm lên bụng, khi hết nóng thì đắp lá khác lên. Thực hiện cách làm này 2 lần/ ngày trong khoảng 2 – 3 ngày thì chứng đầy bụng sẽ giảm hẳn.
Cách 2: Trị đầy bụng bằng cách nhai lá trầu không
Ngoài việc giã nát lá trầu không để đắp ngoài da, bạn có thể nhai và nuốt nước lá trầu không để trị đầy bụng. Bạn chỉ cần thực hiện như sau: Lấy 2 – 3 lá trầu không rửa sạch, sau đó cho vài hạt muối vào rồi nhai nhỏ và nuốt nước từ từ. Ngày bạn thực hiện 2 lần cho tới khi giảm hẳn triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
Cách 3: Nấu nước lá trầu không trị chứng đầy bụng
Bạn lấy một nắm lá trầu không rửa sạch với nước, sau đó ngâm với nước ấm pha muối khoảng 15 phút để khử trùng rồi vớt ra để ráo. Tiếp đó, bạn vò nát lá trầu và bắc một nồi nước sôi rồi thả lá vào rồi để sôi thêm khoảng 5 phút. Sau đó, bạn tắt bếp chắt lấy phần nước và uống như trà mỗi ngày. Kiên trì thực hiện trong vài ngày các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng sẽ thuyên giảm hẳn.
Cách chữa đầy bụng bằng lá trầu không cho trẻ sơ sinh
Trong dân gian, lá trầu không có vị cay, tính ấm và chứa nhiều chất chống oxy tốt cho sức khỏe. Đây được xem là một loại thảo dược dùng để chữa trị một số bệnh, đặc biệt cho các triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa. Do đó, có nhiều người áp dụng chữa đầy bụng cho trẻ bằng lá trầu không vừa hiệu quả vừa an toàn.
Xem thêm: Bị đầy bụng có nên ăn sữa chua không?
Để chữa đầy bụng bằng lá trầu không cho trẻ, phụ huynh cần hơ ấm lá trầu không, sau đó vuốt ở bụng trẻ theo chiều từ trên xuống dưới. Tiếp đó, bạn hơ và vuốt nhiều lần trong khoảng 5 phút. Massage nhẹ nhàng bụng sẽ giúp trẻ giảm chứng đầy hơi mà không cần dùng đến kháng sinh. Thực hiện đều đặn cách chữa đầy bụng bằng lá trầu không cho trẻ mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều bé sẽ không còn tình trạng đầy hơi, hạn chế quấy khóc và ngủ ngon hơn.
Lưu ý khi chữa đầy bụng bằng lá trầu không cho trẻ
Lá trầu không chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh rất tốt. Tuy nhiên, để cách điều trị này phát huy tối đa công dụng, các bậc phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau:
– Kiểm tra nhiệt độ lá trầu trước khi áp vào cơ thể bé: Da của bé rất mỏng và dễ bị tổn thương nên cha mẹ phải thật sự cẩn thận để tránh làm bỏng bé.
– Không áp lá trầu đã hơ lên vết thương hở: Dù có tính kháng sinh rất mạnh nhưng lá trầu khi hơ nóng tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở sẽ có nguy cơ gây nhiễm trùng.
– Hơ lá trầu ở nơi thoáng đãng, không hơ trong phòng kín bởi khói từ dụng cụ hơ lá trầu và cả bụi tro sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.
– Tuyệt đối không cho trẻ uống nước cốt lá trầu, bởi hệ tiêu hóa của bé rất yếu và khả năng nhiễm khuẩn sẽ rất cao nếu uống nước cốt lá trầu không, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
Cách chữa đầy bụng bằng lá trầu không khá hiệu quả, tuy nhiên, phụ huynh cần phải thận trọng khi dùng lá trầu không chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh. Nếu sau một vài ngày mà chứng đầy hơi không thuyên giảm thì tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.