Tìm hiểu ý nghĩa của bánh chưng ngày tết

Bánh chưng là món ăn quen thuộc trong ngày Tết Nguyên Đán của người dân Việt Nam. Bánh chưng biểu hiện cho linh hồn Tết Việt. Mỗi khi tết đến xuân về mọi người lại chuẩn bị những chiếc bánh Chưng truyền thống để dâng lên tổ tiên. Vậy ý nghĩa của bánh chưng ngày tết đó là gì?.

Tóm tắt nội dung

Nguồn gốc của bánh chưng ngày Tết

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người Việt dù ở đâu cũng sẽ về sum họp với gia đình và cùng nhau gói những chiếc bánh chưng xanh truyền thống để cúng gia tiên.

Bánh chưng là món ăn không chỉ ngon mà còn lại mang rất nhiều ý nghĩaruyền thống mang giá trị văn hóa, lịch sử.

Vào đời vua Hùng thứ 6, nhà vua muốn tìm một loại lễ vật để cúng Tiên Vương. Chàng hoàng tử thứ mười tám là Lang Liêu đã mang đến hai món bánh ngon làm từ hạt gạo thân thuộc là bánh chưng và bánh dầy để tiến cúng. Chiếc bánh chưng có hình dáng vuông vức, đẹp mắt tượng trưng cho Đất. Bánh dày tròn, trắng làm từ nếp quết nhuyễn, dẻo và thơm tượng trưng cho Trời. Hai chiếc bánh là Trời Đất, là công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Hai thứ mà nhân dân tôn thờ, luôn ôm lấy, bao bọc và che chở nhân dân.

Bánh chưng là món ăn trang trọng, cao quý để cúng Tổ tiên, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn tấm lòng uống nước nhớ nguồn của con cái dành cho cha mẹ.

Bánh chưng được làm ra mỗi dịp Tết đến để thể hiện sự biết ơn với trời đất vì Việt Nam gắn liền với nền văn minh lúa nước nên thiên nhiên quyết định sự ấm no của con người. Người dân Việt đã phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Có thể nói, bánh chưng là món ăn đặc trưng của dân tộc, người Việt mong muốn năm tiếp theo sẽ mưa thuận gió hòa, mùa màng được bội thu.

Một chiếc bánh chưng đẹp có hình vuông đều các cạnh, bên ngoài bánh được gói bằng hai đến ba lớp lá dong và buộc bằng 4 hoặc 6 lạt dang.

y-nghia-cua-banh-chung-ngay-tet
Bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm ngày Tết

Cảm giác háo hức thời ngồi canh nồi bánh chưng ấm cúng ngày tết là những cảm giác không thể nào quên, bữa cơm gia đình ấm áp trong ngày đầu năm mới.

Thể hiện sự yêu thương

Bánh chưng là một món ăn truyền thống của người Việt, thể hiện sự yêu thương của những người làm nên chiếc bánh, bạn cũng có thể cảm nhận được sự tỉ mỉ, công phu chỉ cần nhìn thấy hình dáng bên ngoài.

Bánh chưng phải được gói bằng lá dong thì mới ngon, nguyên liệu bánh chưng được lựa chọn tỉ mỉ, đậu xanh tách vỏ vàng óng, thịt theo loại tuyển phải có chút nạc chút mỡ mới thật ngon, lá dong chọn những lá xanh mượt, bản to. Chính nhờ đôi bàn tay khéo léo, tình yêu thương gói trọn trong những chiếc bánh chưng càng khiến cho món bánh càng trở nên đặc biệt hơn trong những ngày tết.

Thể hiện sự no đủ, thịnh vượng

Chiếc bánh chưng gồm đủ các nguyên liệu như thịt mỡ, đậu xanh, gạo nếp, lá dong thể hiện sự no đủ, thịnh vượng, sự đầy đủ trọn vẹn trong cuộc sống. Đây cũng là tất cả những mong cầu của người dân vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Thể hiện cho vũ trụ, nhân sinh

Trên mâm cúng ngày lễ, bánh chưng dành cho cha Rồng bánh dầy dành cho mẹ Tiên, thể hiện mong muốn sự sinh sôi nảy nở ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Chính vì vậy, bánh chưng không thể thiếu trong ngày Tết, bánh chưng vuông vắn, được đặt trên ban thờ tổ tiên trong ngày tết nhằm thể hiện sự biết ơn Trời Đất đã cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Đồng thời, bánh chưng trên mâm cúng của người dân với mong ước năm nào cũng được ấm no, hạnh phúc và đủ đầy. Bánh này cũng gửi gắm đến “Đất Trời” hi vọng về một năm mới an khang thịnh vượng, cuộc sống ấm no sung túc của gia chủ.

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Đó là đôi câu đối thân quen đặc trưng nhất trong ngày Tết nguyên đán của người Việt. Chiếc bánh chưng xanh đã trở thành biểu tượng ẩm thực truyền thống được bạn bè khắp năm châu biết đến mỗi dịp Tết của cả dân tộc.

y-nghia-cua-banh-chung-ngay-tet
Phong tục gói bánh chưng ngày tết năm nào cũng diễn ra ở khắp mọi miền

Với người dân Việt Nam, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, thiếu bánh chưng hẳn sẽ thiếu đi cả cái không khí tết. Cho tới ngày nay các gia đình Việt vẫn giữ phong tục gói bánh chưng như duy trì một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời. Ngoài ngày tết cổ truyền, người Việt cũng sẽ gói bánh chưng trong ngày giỗ tổ Hùng Vương hàng năm vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch.

Vậy nên người Việt dù ở đâu, làm gì, vẫn luôn mong được về nhà quây quần bên gia đình học cách làm bánh chưng. Cùng nhau ngồi canh nồi bánh sôi sục, nóng hổi trên bếp lửa để cảm nhận không khí Tết đang cận kề. Khoảng thời gian cả nhà ngồi chờ bánh chín bên bếp lửa cũng là những giây phút đầy hạnh phúc, linh thiêng, ấm áp mà chúng ta sẽ gợi nhắc nhiều câu chuyện đẹp trong năm. Cùng kể nhau nghe những câu chuyện xưa cũ rồi hít hà mùi hương thơm lừng của lá rong, gạo nếp, đậu xanh, nhân thịt trong bánh chưng sẽ là hương vị tết không lẫn vào đâu được. Sẽ là những kỷ niệm mỗi khi nhắc đến chúng ta không khỏi bồi hồi, xúc động.

Phong tục gói bánh chưng ngày tết năm nào cũng diễn ra ở khắp mọi miền, ông cha chúng ta còn truyền dạy lại cho con cháu để học được cách gói và nấu bánh chưng. Đây là ý nghĩa truyền thống tốt đẹp rất đáng tự hào mà chúng ta cần phải phát huy. Để các lớp đời sau sẽ không quên được hình ảnh đẹp của dân tộc Việt Nam, những ý nghĩa hào hùng, mang đậm nét Việt mà chỉ có quê hương chúng ta mới có được.

Trong tâm thức của người Việt, bánh chưng có nguồn cội văn hóa đặc biệt không đơn thuần là một món ăn mà còn là nét đẹp văn hóa của những người con đất Việt. Chiếc bánh chưng giản dị này cũng gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời và mang nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về ý nghĩa của bánh chưng ngày tết chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng xanh. Đây sẽ là những tài liệu quý lưu truyền từ đời này sang đời khác và lưu giữ những giá trị truyền thống quan trọng của dân tộc Việt Nam.

Rate this post

Phạm Nhâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Cách gói bánh chưng không cần khuôn bằng lá dong

T2 Th12 6 , 2021
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu được đối với chúng ta trong dịp Tết. Bạn có đang tò mò về cách gói bánh chưng không cần khuôn mà vẫn đều, đẹp không?. Cùng chúng tôi tham khảo ngay trong bài viết này nhé!. Tóm tắt nội dung Hướng […]
cach-goi-banh-chung-khong-can-khuon

You May Like