Mách bạn cách chữa đầy bụng ở trẻ sơ sinh

Đối với tình trạng đầy bụng ở trẻ sơ sinh rất nhiều các bà mẹ đã vô cùng lo lắng và không biết phải làm gì khi trẻ gặp triệu chứng này. Để giúp các bà mẹ có thể hiểu rõ hơn về bệnh cũng như cách ngăn ngừa cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !

Tóm tắt nội dung

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Đầy bụng ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng chưa được hợp lý. Nhiều bố mẹ đã không biết cách cho trẻ ăn dặm sớm, ăn cơm sớm … hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa. Vì thế điều này sẽ khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong đường ruột của bé sau đó bị vi khuẩn lên men và sinh ra khiến hơi khi dẫn đến đầy bụng, chướng bụng …

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Đối với trẻ sơ sinh thì việc ép hoặc cho ăn quá nhiều trong một bữa cũng sẽ gây cản trở đến hoạt động của hệ tiêu hóa của bé. Trẻ ở mỗi độ tuổi sẽ có thể tích dạ dày và chiều dạy ruột tương ứng. Khi trẻ còn nhỏ dạ dày cũng nhỏ vì vậy ăn mỗi lần được rất ít, vì thế phải chia thành 6 -8 bữa mỗi ngày mới có thể nạp đủ nhu cầu năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Hơn thế nữa nếu như bị ép ăn quá nhiều một lúc hoặc chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết đã cho trẻ ăn thêm thì trẻ dễ bị chớ, nôn … Thức ăn chưa tiêu bị đẩy nhanh xuống đường ruột sẽ gây ra tình trạng chướng bụng ở trẻ sơ sinh. Rất nhiều trẻ có khả năng tiêu hóa kém với một số loại thức ăn như: nếp, xôi, bánh chưng, thức ăn nhiều dầu mỡ … Phụ huynh không biết lại cho trẻ ăn kết quả sẽ bị ợ hơi, ợ chua, đầy bụng …

Ngoài ra đầy bụng ở trẻ sơ sinh cũng do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn và ôi thiu, khi ăn những loại thực phẩm phẩm này trẻ bị nhiễm khuẩn gây ra viêm ruột, nôn ói và tiêu chảy. Rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn, làm thức ăn bị thiu và có mùi chua … Sau đó lại tiếp tục sinh sống trong đường ruột sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Đầy bụng ở trẻ sơ sinh nên làm gì?

Massage bụng cho trẻ:

Đầu tiên, các bà mẹ cần phải làm giảm lượng hơi trong dạ dày của bé để bé có thể cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Mẹ cần massage bụng cho trẻ thường xuyên không những trẻ thấy thoải mái mà cách này còn giúp giảm được lượng hơi trong dạ dày rất hiệu quả. Cách làm mẹ nên nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Đồng thời có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con. Mẹ cần lưu ý không được massage ngay sau khi bé vừa ăn xong.

Massage bụng cho trẻ

Giúp trẻ xì hơi

Để có thể đẩy được lượng khí hơi ra ngoài nhanh thì ngoài cách massage bụng ra thì các mẹ nên giúp trẻ xì hơi bằng các động tác như: đạp xe .. đây được biết là cách khiến trẻ vui vẻ mà còn giúp trẻ dễ dàng xì hơi. Để giúp trẻ xì hơi được, mẹ để trẻ nằm ngửa và nắm lấy chân trẻ cử động giống như việc đi xe đạp hoặc kéo nhẹ nhàng chân trẻ lên ngược rồi hạ xuống đều lần lượt 2 chân. Điều này sẽ khiến trẻ rất thích thúc ngoài ra còn giúp trẻ xì hơi được dễ dàng. Mẹ cần lưu ý không được làm động tác này ngay sau khi trẻ mới bú sữa hoặc ăn xong. Ngoài ra, bạn cũng có thể vuốt lưng cho trẻ khi trẻ bú sữa sẽ giảm được lượng hơi ú đọng lại trong dạ dày cũng như tránh việc trẻ bị nôn , chớ sữa … Hoặc mẹ cũng có thể ôm trẻ hơi ngả người xuống, bụng trẻ nằm trên cánh tay người mẹ và đu đưa trẻ, đây cũng là cách giúp trẻ xì hơi tốt.

Với bài viết đầy bụng ở trẻ sơ sinh hi vọng giúp các bà mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, giúp trẻ phát triển tốt nhất trong thời gian đầu đời của bé.

5/5 - (1 bình chọn)

Khánh Khèo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Chia sẻ kinh nghiệm: Đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai?

T4 Th11 21 , 2018
Đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai hay đầy bụng ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về vấn đề này, hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây. Tóm tắt […]
Chia sẻ kinh nghiệm: Đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai?

You May Like