Một số bệnh về da phổ biến mùa mưa lũ

Sau mưa lũ, điều kiện vệ sinh kém,nguồn nước bị ô nhiễm và chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Đây là nguyên nhân chính khiến những bệnh về da phát triển. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ một số bệnh về da phổ biến mùa mưa lũ.

Nước ăn chân

Đây là bệnh về da thường gặp, đặc biệt là sau mưa lũ. Tác nhân gây bệnh là những vi nấm sợi tơ như trichophyton, epidermophyton, microsporum, nấm men candida albicans . Nguyên nhân là do chân, tay ngâm trong nước nhiều, những tế bào sừng bị chết , kết hợp với môi trường ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển.

 Nước ăn chân thường có biểu hiện là da bị lên mủn trắng, có kẽ nứt để lộ ra nền da đỏ ướt tại những kẽ ngón, thường là ở các kẽ hẹp như kẽ của các ngón chân giữa, ngón chân áp út.  Tại vị trí bàn chân, những cạnh ngoài của bàn chân có thể có mụn nước hay những mảng da dày màu nâu đỏ, bề mặt như vảy nhỏ mịn, gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh nấm chân, nấm móng

Do điều kiện sinh sống hay trong lao động và sinh hoạt hằng ngày, sự tiếp xúc với môi trường ngập nước thường xuyên, kéo dài là yếu tố bất lợi gây  bở lớp sừng. Điều này gây phát sinh nhiều bệnh lý ngoài da, trong đó có bệnh nấm chân, nấm móng . Bệnh thường có biểu hiện gây ngứa ngáy và khó chịu cho người bệnh. Nếu không chữa trị có thể hình thành những vết loét , gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc là các bệnh thường gặp về da. Nguyên nhân là do những yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp lên da , từ đó gây phát sinh bệnh trên những cơ thể có cơ địa dị ứng.

Biểu hiện của bệnh là những mảng hồng ban, tức những mảng đỏ giới hạn rõ, phù hợp với vật tiếp xúc, trên có rất nhiều mụn nước, rỉ dịch, phù nề, có khi nung mủ và rất ngứa.

Tổ đỉa

Tổ đỉa và viêm da  dạng chàm mãn tính. Nguyên nhân phát sinh bệnh có thẻ so nhiễm vi trùng, vi nấm hay tiếp xúc với một số hoá chất gây dị ứng từ bên ngoài trong lao động và sinh hoạt.Đặc biệt, trong môi trường ẩm ướt mùa mưa lũ, sự tiếp xúc thường xuyên với những yếu tố dị ứng từ bên ngoài có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tổ đỉa cần được chứa trị kịp thời. Đã có nhiều trường hợp do không được chăm sóc chu đáo, hay do sử dụng một số thuốc bôi không đúng, dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Lúc này, những mụn nước chứa dịch trong trở thành các mụn mủ, trên vùng da phù nề, rỉ dịch và có thể xuất hiện các hạch viêm vùng lân cận.

Bệnh tiêu sừng lõm lòng bàn chân

Bệnh còn được gọi là bàn chân rỗ, bàn chân hà. Biểu hiện của bệnh là những tổn thương tạo thành vết lõm đường kính từ 1-3mm tập trung thành đám ở lòng bàn chân hay thấy ở gót trước và gót sau không đau không ngứa. Tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn có tên gọi Micrococcus Sedentarius. Để điều trị bệnh, cần ngâm rửa nước muối sau đó bôi mỡ kháng sinh erythromycin hoặc clindamycin và mỡ whitfeld xen kẽ, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Chốc lở

Sau mưa lũ, điều kiện vệ sinh kém, môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng cũng là nguyên nhân gây nên những tổn thương da,  tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Thương tổn  có thể là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân. Vết cốc nở này khi vỡ sẽ tạo vết chợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu nâu bẩn, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ. Để điều trị, bạn cần phải lau rửa bằng cồn sát khuẩn hoặc betadin. Sau đó bôi thuốc sát khuẩn, xanh methylen, castellani. Cũng nên kết hợp với thuốc kháng sinh để bệnh nhanh khỏi và tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận.

Rate this post

Khánh Khèo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

“Bất ngờ” với những tác dụng tuyệt vời của tỏi đen

CN Th7 29 , 2018
Tỏi đen được biết đến như một loại thuốc quý chữa được nhiều bênh, được sử dụng phổ biến hiện nay. Những nghiên cứu khoa học về tác dụng của tỏi đen được phổ cập trên những kênh truyền thông. Để bạn hiểu được tác dụng của loại “thần dược” […]

You May Like