Sữa chua và các sản phẩm lên men khác có tác dụng hỗ trợ tích cực cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên cũng giống như bất kì thực phẩm nào khác, sữa chua vừa có lợi vừa có hại cho sức khỏe nếu bạn không biết cách sử dụng.
Lợi ích sức khỏe từ sữa chua:
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Vi khuẩn tốt hay còn gọi là propiotics có nhiều trong sữa chua. Theo chuyên gia dinh dưỡng Elaine: “Có một số bằng chứng cho thấy một số chủng vi khuẩn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy đường tiêu hóa mạnh. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy việc tiêu thụ sữa chua có thể giúp bệnh nhân bị bệnh viêm ruột bằng cách cải thiện phản ứng miễn dịch của họ. Do đó, sữa cho được coi là có tác dụng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch, có tác dụng phòng chống lại bệnh tật nên rất tốt cho con người trong cuộc sống.
Sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho con người
- Kiểm soát cân nặng: Theo Tiến sĩ Perricone – chuyên gia về những thực phẩm lành mạnh thì sữa chua là một “Superfood” bởi vì ăn nó thường xuyên sẽ giúp bạn giảm béo bụng và kiểm soát cân nặng. Nguyên nhân vì sữa chua có hàm lượng canxi cao, ít chất béo, khi ăn sữa chua bạn sẽ hạn chế được cảm giác thèm ăn.
- Giúp xương chắc khỏe: Sữa chua được ví như là nguồn thực phẩm “vàng” giúp cho xương chắc khỏe. Một hũ sữa chua thông thường cung cấp khoảng 30% nhu cầu canxi và 20% nhu cầu vitamin D cho cơ thể hàng ngày. Đây là thực phẩm giúp bạn bảo vệ xương và phòng chống loãng xương hiệu quả.
- Bảo vệ răng miệng: Hàm lượng canxi photpho trong sữa chua dồi dào, giúp làm sạch lớp men răng bên ngoài và loại bỏ những mảng bám, cao răng. Mặc dù sữa chua có hàm lượng đường nhưng lại không gây sâu răng. Ngoài ra, thường xuyên sử dụng sữa chua sẽ giúp bạn tránh các bệnh về răng miệng như: Hôi miệng, sụt lợi, sụt răng…
Tác hại của việc ăn sữa chua không đúng cách:
- Gây béo phì: Việc ăn quá nhiều sữa chua sẽ làm phản tác dụng nếu như ai dùng sữa chua để kiểm soát cân nặng. Bởi vì, trong thành phần của sữa chua có khá nhiều đường, nếu ăn không đúng cách sẽ khiến lượng đường trong cơ thể vượt ngưỡng cho phép. Tốt nhất nên chọn loại sữa chua không đường hoặc ít đường để tránh những nguy hại đến cân nặng.
Tuy nhiên ăn sữa chua phải đúng cách, đúng phương pháp
- Có khả năng gây ung thư: Nghe có vẻ kì lạ! Nhưng nếu kết hợp sữa chua với các chất chứa nhiều dầu mỡ như lạp xưởng, thịt hun khói lại có thể tạo ra N – nitrosamine có khả năng gây ung thư rất cao nếu kết hợp thường xuyên và nhiều. Nên tốt nhất khi ăn sữa chua bạn nên tránh ăn cùng các thực phẩm trên.
- Khiến bệnh dạ dày thêm trầm trọng hơn: Sữa chua rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được, nhất là đối với những người bị đau dạ dày hoặc có vấn đề về đường ruột. Nếu ăn quá nhiều sữa chua sẽ khiến xít dịch vị tăng quá mức.
- Gây khó tiêu: Sữa chua có chứa đường lactose, một loại protein khó tiêu. Với những ai không dung nạp được với lactose hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa nên hạn chế sử dụng sữa chua, hoặc sử dụng với ít để tránh tình trạng như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn…
Ăn sữa chua sao cho hợp lý?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua cũng giống như các loại thực phẩm khác, khi ăn quá nhiều sẽ bị cảm giác khó chịu. Đối với một người khỏe mạnh chỉ nên ăn 100 – 250g sữa chua. Thời điểm ăn sữa chua tốt nhất là buổi tối hoặc sau bữa trưa 1 – 2 giờ. Và lưu ý không nên ăn sữa chua lúc bụng đói. Không nên làm nóng sữa chua trước khi ăn, bởi khi được làm nóng vi khuẩn có lợi nhất trong sữa chua sẽ bị giết chết. Cuối cùng, nên dùng sữa chua trong vòng một tuần lễ sau khi mua.