Triệu chứng đầy bụng ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Đầy bụng ở trẻ sơ sinh là triệu chứng thường gặp, đặc biệt là ở những trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Tuy không phải là vẫn đề sức khỏe đáng lo ngại nhưng lại khiến bé khó chịu và quấy khóc nhiều. Dưới đây là một số vấn đề mẹ cần biết về chứng đầy bụng ở trẻ sơ sinh.

Tóm tắt nội dung

A. Biểu hiện đầy bụng ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Triệu chứng đầy bụng chướng hơi ở trẻ em có nhiều dấu hiệu khác nhau. Khi đường ruột bé có vấn đề gây nên hiện tượng khó tiêu, bạn có thể nhận biết bằng những biểu hiện sau:

Triệu chứng đầy bụng ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Đầy bụng ở trẻ sơ sinh

  • Bụng bé bị phình, chướng hơi, thường ít bú, hoặc bú ít hơn so với bình thường.
  • Bé có dấu hiệu buồn nôn và nôn trớ ra ngay khi vừa bú xong
  • Hơi trong bụng khiến cho bé khó chịu, khó ngủ nên ban đêm thường quấy khóc.
  • Đặc biệt, khi bé bị đầy bụng thường co chân lên, cong lưng

B. Nguyên nhân gây đầy bụng ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh

Theo chia sẻ của những bác sĩ chuyên khoa, trẻ sơ sinh bị đầy bụng nhiều nhất trong 3 tháng đầu . Lúc này, hệ tiêu hóa của bé vẫn đang từng bước hoàn thiện. Tình trạng này cũng sẽ thường xuyên ghé thăm khi bé ở vào 6 – 12 tháng.

Đây là giai đoạn hệ tiêu hóa đang làm quen với rất nhiều loại thực phẩm khác nhau trong quá trình ăn dặm. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đầy bụng khó chịu này gồm có:

1. Không tiêu hóa được các loại protein trong thực phẩm và sữa

Hệ tiêu hóa của bé không xử lý được một số loại protein được cung cấp từ thức ăn của mẹ hoặc từ sữa. Khi bé bú mẹ hoặc bú bình mà thường xuyên bị đầy hơi, có thể do cơ thể bé không tiêu hóa được đường lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.

2. Quá tải đường lactose từ sữa mẹ

Với những bé thường xuyên bú mẹ quá no hoặc sử dụng bình bú thay vì bú mẹ trực tiếp cũng có thể bị quá tải lactose, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng. Nguyên nhân là do lượng men lactase trong cơ thể bé không đủ để tiêu hóa hết đường lactose bé dung nạp vào. Triệu chứng này xảy ra khi người mẹ không cân bằng được lượng sữa đầu và sữa sau khi cho bé bú.

3. Do ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của mẹ

Trong thời gian bé bú mẹ, những thực phẩm mẹ sử dụng sẽ tác động trực tiếp đến bé. Khi mẹ ăn quá nhiều thực phẩm gây đầy hơi, bé cũng sẽ dễ bị đầy hơi. Một số thực phẩm gây đầy hơi như các loại đậu, bắp cải, súp lơ, yến mạch, bơ, đào, mận, lê, cam, chanh…

>>> Tham khảo thêm: Bị đầy bụng phải làm sao? Tham khảo mẹo hay chữa đầy bụng tại nhà

3. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng phải làm sao?Cách chữa đầy bụng ở trẻ sơ sinh

1. Cho bé ợ hơi thường xuyên

Khi bé gặp triệu chứng đầy bụng, mẹ cần cho bé thực hiện động tác ợ hơi nhiều lần trong ngày. Có rất nhiều tư thế khác nhau dành cho bé ợ hơi, nếu trẻ đã biết ngồi hãy để bé dựa bụng vào tay bạn.

Triệu chứng đầy bụng ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Cho bé ợ hơi thường xuyên

Nếu bé chưa biết ngồi hãy để bé nằm sấp trên đùi bạn hoặc đặt một cái gối mềm. Khi đã chọn được tư thế thì bạn hãy tập cho bé ợ hơi để bé không bị đầy bụng. Đặc biệt, khi cho con bú bạn hãy cho bé bú nửa bầu bên này rồi nửa bầu còn lại cho bé đẩy hơi ra ngoài, hãy thực hiện cách làm này vì nó rất hiệu quả được rất nhiều các mẹ áp dụng.

2. Bổ sung men tiêu hóa

Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ để chọn cho con một loại men tiêu hóa phù hợp hay sử dụng một phương thuốc chống đầy hơi hiệu quả trong trường hợp trẻ sơ sinh bị đầy bụng.  Tuy nhiên, cần lưu ý việc bổ sung  men hoặc thuốc giảm đầy hơi có thể sẽ không phát huy hiệu quả nếu bé bị quá tải lactose.

3. Thay đổi dụng cụ cho bú

Nếu thấy con rất thường xuyên bị đầy hơi, mẹ nên xem lại bình bú mà mình đã chọn. Sản phẩm đó có hỗ trợ bé giảm lượng hơi thừa khi mút sữa vào hay không? Nếu câu trả lời là không, hãy tìm kiếm một sản phẩm thích hợp hơn.

4. Cho bé uống nhiều nước mỗi ngày

Bên cạnh việc cho con bú sữa mẹ và sữa ngoài bạn cũng không nên quên bổ sung cho bé lượng nước cần thiết cho bé. Nếu như bạn cho bé uống ít nước cũng khiến bé dễ bị đầy bụng vì nước là chất lỏng nếu bé khó tiêu hãy cho bé uống nước ngay để đẩy nhanh cơn đầy bụng ấy.

Trên đây là một số điều mẹ cần biết khi trẻ nhỏ bị đầy bụng.  Hi vọng những cách làm trên sẽ giúp bạn chữa đầy bụng ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)

Khánh Khèo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai không?

T3 Th9 10 , 2019
Vấn đề mang thai luôn là vấn đề được khá nhiều chị em quan tâm. Vậy, buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các chị em hiểu hơn về vấn đề trên.  Tóm tắt nội dung 1. Nghén ngủ là dấu […]
Buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai không?

You May Like