Đau dạ dày khi mang thai do đâu? Cách xử lý như thế nào?

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi trong cơ thể về nội tiết và sinh lý. Không chỉ vậy, khi căng thẳng, lo lắng với chế độ ăn uống bất ổn dễ gây đau dạ dày khi mang thai. Thông tin chi tiết sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

Tóm tắt nội dung

1. Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai

Như ở trên đã biết, bà bầu trong thời kỳ này gây ra nhiều biến đổi trong các cơ quan ở cơ thể. Một hiện tượng khá phổ biến là tình trạng đau dạ dày khi mang thai được xem là biến đổi khá lớn.

Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng xảy ra phổ biến
Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng xảy ra phổ biến

Tình trạng đau dạ dày khi mang thai được xem là một biểu hiện dễ nhầm lẫn với tình trạng thai nghén với triệu chứng đau bụng, buồn nôn hoặc nôn, khó tiêu. Tuy nhiên, triệu chứng nghén ngẩm sẽ không có biểu hiện đặc trưng của đau dạ dày như đau râm ran, ợ chua hoặc nóng rát vùng thượng vị, đau bụng khi quá no hoặc quá đói.

Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai chủ yếu ở dưới đây:

  • Do lo lắng, suy nghĩ nhiều, căng thẳng quá mức hoặc do ốm nghén.
  • Thời kỳ thai nhi phát triển mạnh khiến cho tử cung bị đẩy lên cao hơn và vị trí của dạ dày cũng thay đổi theo, thức ăn khi xuống dạ dày cũng bị ứ đọng lại, khó tiêu từ đó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc.
  • Với những mẹ bầu có sở thích ăn hoa quả, thực phẩm chua như xoài, mận, mơ,… khi mang thai thì chúng có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, dễ gây tổn thương bởi chúng chứa nhiều acid.

2. Ảnh hưởng của đau dạ dày với phụ nữ khi mang thai

Các cơn đau nhức tại vùng thượng vị với biểu hiện nóng ran vùng bụng, đầy hơi và ợ chua sẽ làm ảnh hưởng không tốt cho bà bầu:

  • Phụ nữ khi mang thai sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng và khó chịu khiến cho việc tiêu hóa thức ăn cũng nhiều vấn đề gây ra tình trạng buồn nôn và khó tiêu hơn.
  • Tình trạng đau dạ dày có thể khiến cho các mẹ bầu cảm giác mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Xuất hiện những biến đổi cơ thể kèm theo tình trạng đau dạ dày khiến cho các mẹ cảm thấy khó chịu, buồn bực, căng thẳng, kém tập trung.

Việc tiêu hóa thức ăn kém còn khiến cho mẹ và bé không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy cần phải tìm ra biện pháp cải thiện tình trạng đau dạ dày khi mang thai hiệu quả.

>>> Dạ dày yếu là gì? Lưu ý nếu dạ dày có vấn đề

3. Cách xử lý đau dạ dày khi mang thai

Việc dùng thuốc cho bà bầu bị đau dạ dày được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo không nên dùng mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.

3.1. Tăng cường nghỉ ngơi

Tránh dùng thuốc dạ dày khi mang thai mà chưa được sự cho phép của bác sĩ

Đau dạ dày khi mang thai thì việc đầu tiên bạn cần làm là phải có chế độ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý. Đồng thời, bạn hãy biết cách sắp xếp công việc hợp lý, tránh để dạ dày hoạt động quá nhiều hay làm việc quá sức sẽ càng làm tăng áp lực cho dạ dày.

Nhất là sau khi ăn xong thì bà bầu cần phải được nghỉ ngơi để cho dạ dày được hoạt động tốt, chuyển hóa thức ăn hiệu quả, từ đó tránh tình trạng trào ngược dạ dày hiện nay.

Cơ thể cần được ngủ đủ 8 tiếng để được bù đắp năng lượng phục hồi cho ngày hôm sau. Ngoài ra, khi ngủ thì bạn cần phải nằm kê cao đầu, tránh gập người hay cúi thấp. Khi nhịp sinh học bị xáo trộn khiến cho cơ thể mẹ bầu bị trì trệ, uể oải và mệt mỏi thêm.

3.2. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Khi ăn uống, phụ nữ mang thai cần phải ăn từ tốn, tránh ăn quá no hay ăn nhanh bởi điều đó khiến cho dạ dày sản sinh thêm nhiều acid và khó chịu hơn. Thay vào đó, bạn cần phải nhai kỹ và nuốt chậm, chia thành nhiều bữa nhằm giảm acid và tăng sự bài tiết của nước bọt trong dạ dày.

Nên ăn thức ăn mềm, tăng cường thức ăn nhiều năng lượng như sữa, trứng, tinh bột để bổ sung tốt cho bệnh đau dạ dày. Đồng thời, chúng còn trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày và hạn chế tiết nhiều acid.

Một số loại thực phẩm khiến cho đau dạ dày nghiêm trọng hơn như: Chocolate, thực phẩm giàu chất béo; bạc hà, nước ép trái cây họ cam quýt; Caffeine,… Tuyệt đối nên tránh thực phẩm còn sống, lạnh, ôi thiu.

Tránh để bụng quá đói, sẽ khiến cho lượng acid tăng cao càng làm tăng tình trạng đau dạ dày khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.

>>> Thông tin cách dùng, liều dùng gói p dạ dày và lưu ý khi sử dụng

3.3. Tránh uống rượu bia và khói thuốc lá

Rượu bia, thuốc lá gây hại cho thai nhi, do vậy nếu như bị viêm loét dạ dày thì cần phải tránh xa những thực phẩm này bởi chúng sẽ làm tình trạng của hệ tiêu hóa chuyển biến xấu.

Khói thuốc lá có thể gây hại cho tim phổi của thai nhi. Bởi vậy, khi bị viêm loét dạ dày mang thai thì tốt nhất hãy yêu cầu các thành viên trong gia đình từ bỏ ngay thuốc lá để tránh những biến chứng “kinh khủng” ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong bụng.

3.4. Vận động đúng cách

Sau khi ăn uống xong thì cần phải được nghỉ ngơi và hạn chế vận động. Điều đó giúp cho dạ dày được hoạt động tốt nhất. Bởi khi vận động sẽ khiến cho máu được lưu thông vào dạ dày ít hơn, hạn chế hoạt động của dạ dày, từ đó có thể gây đầy bụng, bởi vậy các mẹ bầu chỉ nên vận động sau khi ăn từ 2 đến 3 giờ.

Thường xuyên áp dụng một số bài tập nhẹ nhàng, đi bộ… từ đó giúp tăng cường sức đề kháng, và cải thiện tinh thần thoải mái hơn.

Bài viết trên đây nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu về tình trạng đau dạ dày khi mang thai từ đó biết cách xử lý an toàn, hiệu quả. Thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Đừng quên theo dõi bài tiếp theo cập nhật thông tin hữu ích khác nhé.

Rate this post

hanhthuy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Thông tin cách dùng, liều dùng gói P dạ dày và lưu ý khi sử dụng

T7 Th3 5 , 2022
Thuốc P dạ dày có tác dụng làm giảm acid trong dạ dày, khắc phục những triệu chứng như ợ hơi, đau rát, khó chịu do dư thừa, lượng acid trong dạ dày gây ra. Tuy nhiên cần phải nắm được thông tin cách dùng, liều dùng gói P dạ […]

You May Like