Đầy bụng trên là một hiện tượng mà bất cứ ai cũng có thể gặp và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hãy tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng đầy bụng.
Đầy bụng trên rốn là gì?
Chướng bụng, đầy hơi bụng trên là hiện tượng bụng phình to, căng cứng và có cảm giác ọc ạch như đầy nước gây khó chịu ngay cả khi không ăn. Hiện tượng này có thể xuất phát từ thói quen ăn uống không khoa học hoặc là hệ quả của một số bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, sỏi mật, sỏi thận, viêm đại tràng…
Đầy hơi, chướng bụng thường kèm theo một số triệu chứng khác như đau bụng âm ỉ, hơi nhiều lần, ợ chua, nóng rát vùng họng, có lúc buồn nôn hoặc nôn, bụng tức nặng ở phía trên, ậm ạch, đau râm ran, đi lại nặng nề, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón… Trong trường hợp nặng hơn có thể gây ra đau toàn vùng bụng và đau thắt ngực sau khi ăn.
Khi gặp triệu chứng chướng bụng, đầy bụng trên, người bệnh cần xác định được nguyên nhân để từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu hiện tượng này xảy ra do thức ăn hoặc thói quen ăn uống thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài thường xuyên khiến cho cơ thể mệt mỏi, uể oải dẫn đến suy kiệt thì đó có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh như viêm gan, viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày – tá tràng… Khi đó bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể nhằm tìm ra nguyên nhân và can thiệp càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm: Đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai?
Nguyên nhân gây ra hiện tượng đầy bụng trên
Một số nguyên nhân đầy hơi chướng bụng bao gồm:
– Do thói quen ăn uống như: ăn quá nhiều, ăn những thực phẩm khó tiêu (thức ăn giàu tinh bột, nhiều chất xơ, nhiều chất béo, sử dụng rượu bia, đồ uống có ga, thuốc lá…). Hoặc ăn không đúng cách: ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng bữa, vừa ăn vừa xem tivi, vừa ăn no đã nằm ngay…
– Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu. Thói quen ngồi nhiều một chỗ, lười vận động khiến cho hệ tiêu hóa bị trì trệ và ảnh hưởng đến việc chuyển hóa thức ăn.
– Do rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm nên việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn. Hoặc do rối loạn hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa khiến không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng, lên men và sinh hơi.
– Bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, nhiễm trùng, tắc ruột, ung thư đại tràng…
– Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau khiến lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa bị giảm mạnh trong khi các hại khuẩn phát triển gây đầy hơi, chướng bụng.
– Do rối phù hay cổ trướng, mất nước, táo bón, dị ứng thực phẩm; hoặc do sự phát triển quá mức của các vi khuẩn ở ruột non.
– Áp lực trong cuộc sống khiến nhiều người bị căng thẳng kéo dài. Điều này cũng tác động đến hệ thần kinh trung ương, nơi kiểm soát quá trình tiêu hóa và từ đó ảnh hưởng tới nhu động ruột, gây khó tiêu, ợ hơi.
– Những người thường xuyên lo âu hoặc dùng một số thuốc để điều trị bệnh suy tuyến giáp trạng, tăng huyết áp, chữa bệnh trầm cảm… cũng có thể bị đầy hơi, chướng bụng.
Xem thêm: Đầy bụng nên ăn gì? Thực phẩm cho người bị đầy hơi, chướng bụng
Một số cách hạn chế hiện tượng đầy bụng trên
Để hạn chế chứng đầy hơi, chướng bụng, bạn cần là phải thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt như:
+ Hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều tinh bột và nhiều chất xơ; các thức ăn chua, cay, đồ ngọt; các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
+ Bỏ thói quen nhai kẹo cao su làm cho bụng bị tích nhiều khí làm nặng thêm chứng đầy hơi, chướng bụng.
+ Nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh như cam, bưởi, dứa, lê, táo, nho, đu đủ, rau khoai lang, rau đay, rau muống, rau mồng tơi, rau dền… Ưu tiên thực phẩm chứa chất đạm và sản phẩm từ sữa chứa ít đường – béo.
+ Mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước.
+ Ăn đúng bữa, ăn chậm, nhai kỹ và hạn chế nói chuyện khi ăn, đồng thời không nên ăn quá no, ăn xong nên đi lại nhẹ nhàng.
+ Có chế độ sinh hoạt và làm việc điều độ, dành 6 – 8 tiếng mỗi ngày để ngủ và dành thời gian nghỉ ngơi, nghe nhạc, thư giãn để tinh thần thoải mái, giải tỏa stress và từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Bên cạnh đó cần luyện tập thể dục thể thao hàng ngày cũng là cách giúp nhu động ruột hoạt động đều, tiêu hóa tốt.
+ Đối với người bị ợ nóng hoặc trào ngược axit nên chia bữa ăn thành 4 – 5 bữa nhỏ mỗi ngày để tránh áp lực cho dạ dày.
+ Một số mẹo hữu ích để đánh tan triệu chứng chướng bụng, đầy hơi: ăn vài lát gừng tươi chấm muối, uống từng ngụm nhỏ trà gừng nóng, uống nước chanh gừng pha với mật ong, uống trà nóng pha vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc ăn vài nhánh bạc hà tươi.
Tổng hợp