Đầy bụng khi mang thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Đầy bụng khi mang thai là triệu chứng thường gặp khi mang thai, thường do chế độ ăn uống của bà bầu. Vậy đầy bụng khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này như thế nào?

1. Đầy bụng khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?

Triệu chứng đầy bụng khi mang thai là rối loạn thường gặp trong giai đoạn thai kỳ, do đường tiêu hóa sinh hơi nhiều hơn, thường xảy ra do sự gia tăng progesterone làm giãn các mô cơ trơn trong cơ thể và làm chậm quá trình tiêu hóa.

Theo chia sẻ của những bác sĩ chuyên môn, đầy bụng khi mang thai là một triệu chứng bình thường của cơ thể, gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Tình trạng này cũng không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và tự hết khi mẹ bầu biết cải thiện đúng cách và đúng thời điểm.

Đầy bụng khi mang thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Đầy bụng khi mang thai là gì

Tuy vậy, nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài và không có cách điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng, khiến mẹ bầu chán ăn, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

>>> Tham khảo thêm: Triệu chứng đầy bụng ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

2. Nguyên nhân nào dẫn đến triệu chứng đầy bụng khi mang thai?

Đầy bụng do mang thai 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối có thể do sinh hơi. Khi có bầu, phụ nữ sẽ có sự thay đổi hormone để hỗ trợ bé phát triển. Những chất nội tiết relaxin và progesterone có khả năng kéo giãn cơ vùng chậu trong thời gian chuyển dạ, nhưng chúng cũng có thể gây táo bón.

Hệ thống tiêu hóa cũng có thể chậm lại trong thời gian mang thai, làm tăng thời gian để vi khuẩn hoạt động tự nhiên trong ruột phá vỡ thức ăn và tạo thành nhiều khí. Loại khí này thường là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng và đầy hơi.

Bên cạnh đó cũng có thể do táo bón. Thai nhi hấp thụ lượng nước trong thức ăn đến ruột khiến phân của thai phụ khô, thậm chí tích tụ phân lâu ở trực tràng, gây ra khí và đầy bụng đi kèm với táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác.

Đầy bụng khó thở khi mang thai cũng có thể do tăng cân. Hầu hết thai phụ thường chịu khó ăn uống bồi dưỡng và bổ sung vitamin, dẫn đến tăng cân quá mức. Đây cũng là giai đoạn thai phụ cảm thấy khó khăn hơn khi hoạt động và dẫn đến căng thẳng trong suốt thai kỳ.

3. Cách khắc phục tình trạng đầy hơi khi mang thai

Để khắc phục tình trạng đầy bụng khi mang thai, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:

Uống đủ nước: Theo những bác sĩ hộ sinh, mỗi ngày thai phụ nên uống ít nhất 8-10 ly mỗi ngày. Rất nhiều trường hợp thai phụ cảm thấy đầy bụng và đau do hội chứng ruột kích thích .

Với những trường hợp này, không nên uống nước trái cây có chứa nhiều đường sẽ thúc đẩy đầy hơi nhanh hơn. Tốt nhất nên uống nước cam, dứa, nho và nước trái cây nam việt quất.

Đầy bụng khi mang thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách khắc phục tình trạng đầy hơi khi mang thai

Bổ sung thực phẩm phẩm giàu chất xơ như táo, cà rốt, ngũ cốc nguyên hạt, lá xanh và bánh mì nướng để tăng lượng chất xơ. Những thực phẩm này hấp thụ nước trong ruột và làm thức ăn di chuyển trơn tru qua ruột.

Chia nhỏ bữa ăn: Đây là cách đơn giản để giảm tình trạng đầy bụng khi mang thai. Thay vì ăn ba bữa ăn lớn mỗi ngày, bạn nên ăn ít nhất 5-6 bữa một ngày, sẽ giúp hệ thống tiêu hóa làm việc trong điều kiện tốt nhất và ngăn chặn đầy hơi hiệu quả.

Tập thể dục:  tích cực vận động trong thời kỳ mang thai sẽ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt và ngăn ngừa khí và đầy hơi. Bên cạnh đó, không nên sử dụng đường tinh luyện.

Thai phụ cần loại bỏ nước ép trái cây ngọt và đồ uống có ga khỏi chế độ ăn uống, vì chúng có chứa fructose giúp tăng cường và làm trầm trọng thêm đầy bụng trong thời gian mang thai. Thay vào đó, hãy chọn trái cây tươi như đào, mơ và chuối.

Tránh xa khói thuốc bởi nó sẽ gây đảo lộn dịch dạ dày, từ đó làm cảm giác đầy bụng càng thêm khó chịu hơn. Cần lưu ý không được nằm ngay sau ăn, thay vào đó cố gắng vận động nhẹ nhàng, tốt nhất là đi bộ sau khi ăn 1 tiếng để kích thích tiêu hóa.

Trên đây là nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục tình trạng đầy bụng khi mang thai. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho mẹ bầu.

Rate this post

Khánh Khèo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì? Tìm hiểu về chứng đầy bụng khó tiêu

T4 Th12 19 , 2018
Đầy bụng khó tiêu là triệu chứng phổ biến của một số bệnh đường tiêu hóa. Tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Vậy đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì? Làm thế nào để chấm dứt tình trạng này? Tóm […]
Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì? Tìm hiểu về chứng đầy bụng khó tiêu

You May Like