Hiện tượng trầm cảm sau sinh của những phụ nữ thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Dù ở mức độ nào thì biểu hiện của nó đều là những điều tiêu cực, nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Dưới đây là những biểu hiện của trầm cảm sau sinh cụ thể và rõ ràng nhất.
1. Trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh là tình trạng suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, lo lắng, buồn chán sau sinh của phụ nữ ở nhiều mức độ khác nhau. Biểu hiện của trầm cảm sau sinh vô cùng đa dạng, cần hết sức lưu ý với những dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh.
2. Những biểu hiện của trầm cảm sau sinh
2.1. Bà mẹ sau sinh cơ thể suy nhược
Dấu hiện đầu tiên có thể nhìn rõ rất đó là tình trạng suy nhược cơ thể của những bà mẹ sau sinh. Họ sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chán nản, bơ phờ. Họ buồn bã khóc lóc bất cứ khi nào. Cảm giác như không ai hiểu mình nên u buồn không căn cứ. Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, không có sức lực, không buồn tắm gội, chải chuốt.
Trầm cảm sau sinh là gì?
2.2. Căng thẳng quá mức
Họ luôn trong trạng thái căng thẳng nặng nề, không tìm được sự bình yên thư giãn. Đầu óc như muốn nổ tung, sẵn sàng la hét, cau có, khó chịu, đôi khi im lặng không nói chuyện chia sẻ với ai điều gì, họ không kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
2.3. Luôn trong tình trạng lo lắng, hoảng hốt
Họ lo lắng cho bản thân, lo lắng cho con. Trong đầu thường xuyên nảy sinh những điều tiêu cực, hoảng hốt hay giật mình cũng hay nhìn thấy ở những người bị trầm cảm. Những điều này xảy ra liên tục khiến họ luôn trong tình trạng sợ sệt, stress, khó thoát ra nổi.
2.4. Cảm thấy buồn bã, trống rỗng
Họ rơi vào trạng thái buồn bã không rõ nguyên nhân, cảm giác trống rỗng, không buồn chia sẻ với ai, vì họ nghĩ không ai hiểu mình.
2.5. Rối loạn giấc ngủ
Các bà mẹ sau sinh thường mất ngủ không rõ nguyên nhân, luôn trong tình trạng thao thức, bất an, khi bị thức giấc họ khó có thể quay lại giấc ngủ được.
Tìm hiểu dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh
➤ Xem thêm: 9 dấu hiệu gần sinh mẹ bầu cần đặc biệt chú ý
2.6. Cảm giác bị ám ảnh
Họ lo sợ vì chăm sóc con không tốt, nên hay bị ám ảnh bởi tiếng khóc của con, đồ đạc rơi vỡ, ám ảnh vì sự việc gì đó trong ngày mà họ không làm được. Cảm giác bị ám ảnh khiến họ mất tự tin vào bản thân, tự cho mình không tốt, không trở thành mẹ tốt, không chăm sóc con tốt.
2.7. Không muốn quan hệ tình dục
Không có cảm xúc và hứng thú trong chuyện quan hệ vợ chồng. Nhiều người còn cảm thấy bị ám ảnh khi gần gũi chồng, vừa là họ không tự tin, vừa họ thấy sợ hãi.
2.8. Mất tập trung
Phụ nữ trầm cảm sau sinh họ không tập trung lâu vào được việc gì, chỉ trong một thời gian ngắn nhất định. Trí nhớ có họ bị giảm sút trầm trọng.
Làm thế nào khi phụ nữ trầm cảm sau khi sinh
3. Xử lý khi bà mẹ mắc phải trầm cảm sau khi sinh
- Mẹ hãy nghỉ ngơi thật nhiều, đừng đặt quá nhiều áp lực cho bản thân.
- Ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của người thân.
- Nghe nhạc thư giãn và nghỉ ngơi khi tâm trạng cảm thấy bất an, chán nản.
- Không nên bắt mẹ sau sinh làm những gì họ không muốn.
- Tăng cường giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà mẹ trước và sau khi sinh.
- Vai trò của người chồng, cũng như người thân trong gia đình rất quan trọng. Chồng cần phải an ủn động viên vợ để vợ luôn vui vẻ, có cảm giác an toàn, tránh nguy cơ trầm cảm. Người thân trong gia đình thường xuyên chia sẻ, nói chuyện, lắng nghe và cho họ những lời khuyên tích cực.
- Với tính chất bệnh lý, trầm cảm sau sinh sẽ điều trị thành công đến 80% qua các cuộc nói chuyện giữa người bệnh với bác sĩ tâm lý, giúp họ thả lỏng cơ thể, nhẹ nhàng, bình an, lấy lại niềm tin trong cuộc sống.
- Người nhà cần nắm rõ các biểu hiện của phụ nữ sau sinh để trao đổi lại với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp cần thiết phải dùng đến sự hỗ trợ của thuốc chống trầm cảm.
Bài viết trên đã tổng hợp những biểu hiện của trầm cảm sau sinh. Để tránh được nguy cơ trầm cảm, rất cần đến sự hiểu biết của bản thân phụ nữ trước và sau khi sinh, sự quan tâm, thấu hiểu của chồng và người thân trong gia đình. Hãy đọc và lưu ý nhé.