Thuốc P dạ dày có tác dụng làm giảm acid trong dạ dày, khắc phục những triệu chứng như ợ hơi, đau rát, khó chịu do dư thừa, lượng acid trong dạ dày gây ra. Tuy nhiên cần phải nắm được thông tin cách dùng, liều dùng gói P dạ dày trong chuyên mục dưới đây để nắm rõ hơn nhé.
Tóm tắt nội dung
1. Tìm hiểu về thuốc dạ dày chữ P
Thuốc dạ dày chữ P là viết tắt của Phosphalugel với thành phần chính là Aluminum phosphate dạng keo 20% với hàm lượng 12,380g.
Ngoài Aluminum phosphate, thuốc P dạ dày chứa những tá dược khác như canxi sulphate dihydrate, pectin, agar 800, kali sorbate và nước tinh khiết…
1.1. Chỉ định
Như ở trên đã biết, thuốc dạ dày chữ P có tác dụng làm giảm lượng acid dư thừa trong dạ dày. Qua đó giúp khắc phục những triệu chứng khó chịu, đau, bỏng rát trong dạ dày và thực quản do acid gây ra.
Thuốc dạ dày chữ P được chỉ định dùng trong các trường hợp dưới đây:
- Viêm thực quản
- Viêm dạ dày cấp và mãn tính
- Biến chứng bệnh Crohn
- Kích ứng dạ dày
- Tiết nhiều acid
- Rối loạn dạ dày do thuốc điều trị hay do chế độ ăn
- Loét dạ dày – tá tràng
- Biến chứng của thoát vị cơ hoành
1.2. Chống chỉ định dùng gói P dạ dày
Thuốc dạ dày chữ P khuyến cáo không dùng trong những trường hợp dưới đây:
- Người bị quá mẫn với thành phần Aluminum phosphate hay bất cứ thành phần nào trong thuốc.
- Người mắc bệnh thận nặng.
2. Hướng dẫn sử dụng thuốc dạ dày chữ P an toàn
Gói P dạ dày uống như nào? Câu hỏi này nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Theo đó nếu dùng đúng thời gian, tần suất và liều lượng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
2.1. Về cách dùng thuốc dạ dày chữ P
- Thuốc P dạ dày được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống, do vậy có thể uống trực tiếp hoặc uống kèm với thức ăn để giảm kích ứng dạ dày.
- Tránh dùng chung thuốc với những loại nước ép trái cây hay thức uống có cồn.
2.2. Về thời gian dùng thuốc chữ P:
Thuốc P dạ dày uống trước hay sau bữa ăn? Để tìm hiểu chi tiết hơn thì các bạn tham khảo thông tin sau:
- Điều trị chứng viêm dạ dày, khó tiêu: Nên dùng thuốc trước bữa ăn.
- Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dùng thuốc trước khi ăn từ 1 – 2 tiếng đồng hồ.
- Bệnh đường ruột: Nên uống thuốc vào buổi sáng khi bụng rỗng hoặc buổi tối trước khi ngủ.
- Điều trị bệnh về thực quản: Cần uống thuốc sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
2.3. Về liều lượng dùng thuốc dạ dày chữ P:
- Liều dùng cho người lớn: Mỗi lần dùng 1 – 2 gói, không quá 6 lần/ngày.
- Trẻ em: Chưa có liều khuyến cáo.
Liều dùng của thuốc dạ dày chữ P ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên của các bác sĩ. Do vậy để đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất bạn hãy sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ nhé.
>>> Vi khuẩn HP dạ dày là gì và cách thức điều trị
3. Giá thành thuốc dạ dày chữ P
Thuốc dạ dày chữ P hiện nay được phân bố rộng rãi tại các đại lý và nhà thuốc bán lẻ trên toàn quốc. Tùy vào từng cơ sở và thời điểm bán thuốc sẽ có giá cả khác nhau. Theo đó thì mức giá của thuốc dao động từ 95.000 – 100.000 VNĐ/1 hộp x 26 gói.
Để nắm được giá thuốc dạ dày chữ P chính xác thì bạn cần phải liên hệ với cơ sở kinh doanh thuốc nhé.
4. Một số lưu ý khi dùng thuốc dạ dày chữ P
Để đạt hiệu quả cao khi dùng thuốc dạ dày chữ P thì bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, cần phải chú ý những điều bên dưới để tránh phản ứng không mong muốn xảy ra.
4.1. Khuyến cáo khi dùng gói P dạ dày
Thuốc P dạ dày được dùng cho cả phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú. Đây là nhóm đối tượng nhạy cảm bởi vậy cần chú ý những điều dưới đây:
- Chỉ nên thuốc Phosphalugel khi được bác sĩ chỉ định.
- Hạn dụng tối đa trong 7 ngày dù với liều cao hay thấp.
Với đối tượng thuộc nhóm mắc bệnh di truyền hiếm gặp hoặc không thể dung nạp được Fructose thì cần thận trọng khi dùng thuốc này. Hoạt chất của thuốc còn gây ảnh hưởng đến chức năng thận, bởi vậy nếu thường xuyên dùng thuốc chữ P thì nên thường xuyên kiểm tra chức năng thận.
Sau thời gian điều trị 7 ngày mà không đáp ứng thuốc hoặc xuất hiện dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn thì cấn sớm tìm gặp bác sĩ. Từ đó sẽ được kiểm tra và điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp hơn.
>>> Dạ dày yếu là gì? Lưu ý nếu dạ dày có vấn đề
4.2. Tác dụng phụ của thuốc chữ P dạ dày
Thuốc chữ P dạ dày có thể khiến cho bạn gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn trong thời gian điều trị. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của thuốc này thường không quá nghiêm trọng và biến mất sau khi ngưng sử dụng.
Thuốc gây tác dụng phụ chính là táo bón, để khắc phục tình trạng này thì khi dùng thuốc cần phải bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể khi gặp phản ứng phụ này.
4.3. Tương tác thuốc
Thuốc dạ dày chữ P khi dùng với một số loại thuốc khác có thể gây ra sự tương tác không mong muốn nếu dùng đồng thời. Sự tương tác thuốc thường xuyên diễn ra làm biến đổi hoạt động của các thành phần trong thuốc. Điều đó không chỉ làm ảnh hưởng đến tác dụng điều trị mà còn dễ làm kích thích các phản ứng phụ phát sinh.
Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc dạ dày chữ P như sau: Metoprolol, Cyclines, Fluoroquinolones, Phenothiazin, Dexamethasone, Ethambutol, Isoniazide, Propranolol Atenolol, Diflunisal, Chloroquine, Diphosphonate, Prednisolone, Penicillamine, Cardiac glycosides.
Theo đó, để tránh sự tương tác của thuốc thì bạn cần phải báo cho bác sĩ về những loại thuốc đang dùng để các bác sĩ xem xét. Khi xác định được xảy ra tương tác thì bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị dưới đây:
- Giãn cách thời gian dùng giữa các thuốc
- Liều dùng thuốc cho phù hợp
- Tạm ngưng dùng một trong số các thuốc gây tương tác
- Có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp hơn để thay thế
4.4. Xử lý quá liều khi dùng thuốc P dạ dày
Việc quên liều dùng thuốc chữ P có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị tuy nhiên không ảnh hưởng sức khỏe. Còn khi dùng thuốc quá liều không chỉ gây tác dụng phụ mà còn ức chế hoạt động của dạ dày và ruột. Khi đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn dùng thêm thuốc nhuận tràng để khắc phục.
Thuốc dạ dày chữ P là một trong các loại thuốc kháng acid dạ dày hiện nay được dùng phổ biến. Bởi vậy, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bất thường, và không điều trị dứt điểm triệu chứng bệnh.
Việc dùng gói P dạ dày trên đây hi vọng giúp bạn nắm được cách dùng và liều dùng hiệu quả. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích khác nhé. Chúc bạn sức khỏe!